Rệp phá hại cây trồng làm giảm năng suất của cây là một trong những tình trạng gây ra nhiều ưu phiền cho nhiều nhà nông hiện nay. Và để có thể lựa chọn cách phòng trừ phù hợp thì chúng ta cần biết được loại rệp đang có mặt và gây hại ở vườn. Vì vậy mà ở bài viết này Ban Công Xanh chia sẻ cho các bạn đọc những thông tin hữu ích về phân bố, ký chủ của một số loại rệp hại hoa màu phổ biến. Từ đó sẽ giúp các bạn lựa chọn phương pháp phòng trừ thích hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Rệp cam
Rệp cam (hay còn được gọi là rầy mềm) là một trong những loại rệp gây hại cây trồng phổ biến hiện nay. Rệp cam có tên khoa học là Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Tương ứng với đó cũng là 2 loại rệp gây hại phổ biến là Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Cả hai loại đều thuộc họ Rầy mềm (Aphididae) và thuộc bộ Cánh Đều (Homoptera).
Rệp cam phân bố ở đâu?
Rệp cam được ghi nhận xuất hiện ở các nước Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương (hay châu Úc). Các nước ở những khu vực trên đều ghi nhận sự có mặt của rệp cam. Rệp cam phân bố đặc biệt phổ biến ở các nước trồng nhiều cam, quýt như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nhật Bản, Sri Lanka, Trung Quốc, Philippines và Úc. Việt Nam cũng đã ghi nhận sự có mặt của loại rệp hại này.
Ký chủ của rệp cam
Rệp cam gây hại nhiều nhất và phổ biến nhất ở cây cam, quýt. Ngoài cam quýt, rệp cam còn gây hại cho các loại cây ăn quả khác như cây chanh, mãng cầu, mít. Loài Toxoptera aurantii còn gây hại cho cây ca cao và một loại cây hoa màu rau củ như bầu, bí, dưa,…
Dù rau màu không phải đối tượng gây hại chính của loại rệp cam tuy nhiên bà con làm nông cũng không được mang tâm lý chủ quan trong công tác phòng trừ rệp cam.
Rệp sáp
Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri, thuộc họ Pseudococcidae. Tên thông thường là rệp sáp cam quýt) là loài rệp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy có tên thường gọi là rệp sáp cam quýt nhưng loài rệp này không chỉ gây hại cho cây họ cam quýt mà còn gây hại cho cây công nghiệp và tất cả các loại rau màu.
Rệp sáp phân bố ở đâu?
Như đã được giới thiệu, rệp sáp Planococcus citri là một loài rệp gây hại cho cây trồng vô cùng phổ biến hiện nay. Rệp sáp phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, chúng có mặt đặc biệt phổ biến tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước như Guatemala, Mexico, Uganda, Ấn Độ, Honduras, Indonesia, Colombia là những nước rệp sáp có mặt nhiều nhất. Và Việt Nam cũng là một trong nước bị rệp sáp phá hại mạnh nhất.
Ký chủ của rệp sáp
Đối tượng gây hại chính của loài rệp sáp chính cây họ cam quýt, đặc biệt là loại cây bưởi. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì rệp sáp đã được phát hiện là gây hại trên 70 họ cây trồng khác nhau. Ngoài các cây họ cam quýt và cây ăn quả, rệp sáp còn gây hại nghiêm trọng cho các loại cây công nghiệp như cây cà phê, ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm,… Bên cạnh đó, rệp sáp còn gây hại cho hầu như tất cả các loại rau màu điển hình như cải bắp, bông cải, cải thảo, cải thìa, cà rốt, xà lách, khoai tây, cà chua, cà tím, bí ngô, sắn,…
Vì có đối tượng gây hại của rệp hại là vô cùng phổ biến, do đó bà con phải đặc biệt chú ý trong việc phòng trừ rệp hại cho vườn trồng của mình.
Rệp muội nâu
Rệp muội nâu cũng là một trong những loài côn trùng gây hại cho nhiều loại cây trồng hiện nay. Rệp muội nâu có tên khoa học là Toxoptera aurantii, thuộc họ Rệp muội Aphididae. Rệp muội nâu không chỉ phá hại cây trồng mà còn là tác nhân của nhiều bệnh hại nguy hiểm như bệnh lá nhỏ Spiroplasma citri, bệnh Đốm vàng,…
Xem thêm: Rệp muội và các biện pháp quản lí rệp muội hiệu quả
Rệp muội nâu phân bố ở đâu?
Rệp muội nâu được ghi nhận tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Nam Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại Dương (hay châu Úc), vùng Địa Trung Hải, Trung Mỹ và Hoa Kỳ. Đây là những mà rệp muội nâu có mặt và gây hại rộng rãi.
Ký chủ của rệp muội nâu
Rệp muội nâu gây hại và ký chủ trên các loại cây ăn quả họ cam quýt như cam, quýt, chanh và các loại cây công nghiệp như cà phê, cacao. Bên cạnh đó, rệp muội nâu còn gây hại cho các loại rau họ bầu bí như dưa leo (dưa chuột), bầu, bí ngô,… Rệp muội nâu còn là tác nhân gây ra bệnh Khảm ở dưa leo (dưa chuột).
Rệp muội nâu gây hại và nguy hiểm cây trồng, đặc biệt là dưa leo. Do đó, khi trồng dưa leo bà con cần đặc biệt chú ý trong công tác phòng chống và diệt trừ rệp muội nâu.
Các cách phòng trừ rệp đơn giản nhất
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn.
- Cắt tỉa, loại bỏ những bộ phận bị rệp hại tấn công nhằm tránh lan rộng.
- Có thể sử dụng thiên địch để khống chế số lượng của một số loài rệp hại.
- Tưới nước đầy đủ và thường xuyên.
- Cần chú ý trong công tác theo dõi vườn, kiểm tra vườn.
- Sử dụng các biện pháp hóa học thích hợp với loài rệp đang gặp phải.
Xem thêm: Cách phòng trừ rệp hại cây trồng đơn giản, hiệu quả cao
Lời kết
Bài viết trên là những tổng hợp và chia sẽ của Ban Công Xanh về nơi phân bố và ký chủ của một số loài rệp hại phổ biến hiện nay. Ban Công Xanh hi vọng những chia sẽ trên của Ban Công Xanh sẽ giúp cho khu vườn của bạn ngày càng tươi tốt và khỏe mạnh.