Phân bò được xem là loại phân bón hữu cơ tự nhiên với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, giúp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển tốt cho cây trồng. Đặc biệt, phân bò còn có công dụng cải tạo đất và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Ngoài ra, đây cũng là loại phân bón dễ tìm mua với giá thành tương đối rẻ với nguồn cung dồi dào trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, phân bò tươi có thể gây nặng mùi, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm như E.coli và đặc biệt chứa hàm lượng amoniac cao có thể làm cháy lá khi bón trực tiếp. Thêm vào đó, phân bò tươi còn chứa nhiều hạt cỏ, có nguy cơ xuất hiện rất nhiều cỏ dại không mong muốn xung quanh khu vườn của bạn. Vì lý do này, người ta thường khuyến cáo phân bò chỉ nên sử dụng khi đã qua xử lý.

Phân Bò là gì? Thành phần chính có trong Phân bò

Phân bò 1

Phân bò là một loại phân bón tuyệt vời giúp cải tạo đất làm vườn hiệu quả. Bò thường được vỗ béo bằng cỏ và ngũ cốc có chứa nhiều chất dinh dưỡng, ngay cả khi đã được tiêu hóa. Khi phân được dọn sạch khỏi chuồng, sẽ mang theo cỏ khô, rơm rạ cùng các chất hữu cơ khác trên mặt đất. Những điều đó, cộng với các chất thực vật đã được tiêu hóa trong phân tạo nên một lượng chất hữu cơ vô cùng lớn.

Nguyên tố đa, trung, vi lượng

Các loại cây trồng đều cần hàm lượng các nguyên tố đa lượng với số lượng lớn như nguồn sống chính để hình thành và duy trì sự sống trong suốt vòng đời. Trong phân bò tươi chứa tỷ lệ nitơ, phốt pho và kali tương đương với phân bón thương mại nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều. Bạn sẽ cần sử dụng lượng phân tươi nhiều gấp 10 lần so với phân bón thương mại để có được cùng một lượng chất dinh dưỡng.

Mặc dù sẽ có sự chênh lệch tỷ lệ NPK giữa phân của các loại bò khác nhau, nhưng lượng phân bò tươi có vật liệu lót chuồng và chất độn chuồng là khoảng 11% nitơ, 4% phốt pho và 10% kali, và các chất dinh dưỡng có sẵn cho cây trồng khác ở mức vừa phải. Phân bò tươi với chất độn chuồng cũng có hàm lượng nước khá lớn – 86 %. Do đó, làm tăng khả năng giữ ẩm đều cho đất trong suốt mùa sinh trưởng.

Bên cạnh đó phân bò cũng chứa các nguyên tố trung, vi lượng như canxi, magiê, kẽm, lưu huỳnh, đồng, mangan và natri đều là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây, giúp cây khỏe mạnh, không bệnh tật và góp phần tăng năng suất.

Thường thì phân bò tươi sẽ không được khuyến nghị để bón trực tiếp cho cây, mà phải trải qua quá trình ủ. Khi quá trình này được diễn ra, đồng thời cũng giúp bổ sung một lượng lớn các chất dinh dưỡng tùy vào lượng chất được phối trộn để ủ phân. Tạo ra giá trị thương mại vô cùng lớn cùng tính ứng dụng cao đối với cây trồng. 

Chất hữu cơ

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng phân bò là bổ sung chất hữu cơ. Chất hữu cơ phân hủy thành các hạt nhỏ gọi là mùn. Trong đất cát, các hạt này xen vào giữa các hạt cát và hoạt động giống như một miếng bọt biển, giúp giữ cả chất dinh dưỡng và nước trong đất. Trong đất sét, chúng giúp phá vỡ kết cấu chặt bị vón cục giúp thông khí và đặc biệt làm giảm độ pH của đất, đây là một lợi ích vô cùng tốt đối với đất có độ pH cao.

Vi sinh vật

Phân bò có thể chứa tới 30% vi khuẩn và các vi sinh vật khác. Phần lớn các vi sinh vật này có lợi. Chúng giúp phân hủy chất hữu cơ thành mùn, thay đổi chất dinh dưỡng từ dạng không có sẵn đối với cây trồng thành dạng có sẵn, giữ lại chất dinh dưỡng trong đất và hình thành quan hệ đối tác với cây để tăng sự phát triển và sức khỏe của cây. Chúng phân hủy các chất ô nhiễm trong đất và đóng một vai trò quan trọng trong chu trình nitơ.

Lợi ích của việc sử dụng Phân bò đã xử lý

Phân bò 2

Lợi ích với cây trồng

Phân bò chứa hầu hết các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng, đặc biệt là nitơ (quan trọng nhất). Nhìn chung, đây là một loại phân bón khá cân đối, với hàm lượng nitơ thấp nhất trong tất cả các loại phân động vật phổ biến. Các giá trị NPK khác nhau dựa trên nguồn thức ăn, chất độn chuồng, thậm chí cả tuổi của nó. Thông thường, tỷ lệ này rơi vào khoảng 3-2-1. Bạn sẽ thấy rằng phân bò có tác dụng với hầu hết mọi loại cây, từ cây cảnh quan đến các loại rau, củ, quả khác nhau.

Lợi ích với đất

Có rất nhiều lợi ích của phân bò để liệt kê, tuy nhiên đáng chú ý nhất là ‘cách phân giúp ích cho đất’. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân bò cũng là một chất cải tạo đất tuyệt vời. Giúp thông khí cho đất, biến đất sét vón cục thành mùn và làm tăng khả năng giữ ẩm đất.

Với phân chuồng tự nhiên, ngay cả khi không có sự can thiệp của con người, nó cũng sẽ từ từ tự xử lý và trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, phân chuồng chưa qua xử lý, nó cũng tiềm tàng nhiều mối nguy hại cho cây trồng. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất chỉ nên sử dụng loại phân bò đã ủ đúng cách để bón cho cây trồng.

Lợi ích với môi trường

  • Không chứa chất độc hại

Phân bò ủ cũng là một loại phân hữu cơ vì vậy hoàn toàn không gây nguy hiểm cho cây trồng. Ngay cả khi bò nuôi sử dụng thuốc hóa học để trị bệnh hoặc tiếp xúc với thuốc trừ sâu khi chăn thả, việc ủ phân đúng cách cũng sẽ loại bỏ được những hóa chất này. 

  • Không chứa vi khuẩn gây hại

Có một số hạn chế của việc sử dụng phân bò. Nhưng hầu hết có thể tránh được bằng cách ủ đúng cách. Nếu điều này không được thực hiện, phân bón tạo thành có thể bị ô nhiễm từ các hóa chất gây hại và chứa những hạt cỏ dại sẽ là mối lo cần phải loại bỏ sau này. Quan trọng nhất, phân có thể mang vi khuẩn gây hại, chẳng hạn như E. coli. Bằng cách ủ phân đúng cách, bạn có thể dễ dàng loại bỏ đi những nguy hiểm này.

  • Không mùi

Ngoài ra, có một nhược điểm lớn cần xem xét đó chính là ‘mùi’. Hầu hết mọi người điều cảm thấy khó chịu về mùi của phân bò. Tuy nhiên, điều này sẽ biến mất trong quá trình ủ phân. Đối với việc tự ủ tại nhà, vào những ngày nắng nóng, phân đã ủ có thể thoang thoảng mùi, nhưng không quá mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn hoàn toàn không thể chịu được mùi này, bạn nên sử dụng các loại phân ủ mua ngoài thị trường được ủ theo công nghệ cao, đảm bỏ không mùi, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được tuân thủ ủ theo các quy định nghiêm ngặt.

Cách sử dụng Phân bò

Dùng cho:

– Các loại rau hoa màu như: các loại cải, mùng tơi, rau muống, xà lách,…

– Các cây cảnh, bonsai như: mai, cam, quýt, vạn thọ, hướng dương, lộc vừng,…

– Các rau ăn quả như: Dưa lưới, dưa leo, cà chua, bầu, bí,…

ĐẶC BIỆT RẤT THÍCH HỢP ĐỂ PHỐI TRỘN LÀM GIÁ THỂ

Cách dùng:

CÂY TRỒNG Cách bón Thời điểm bón
Các loại Rau, Củ Có thể rải trực tiếp trên bề mặt, trộn chung với đất hoặc tạo rãnh, hốc rồi lấp đất sẽ có hiệu quả cao hơn. Trộn vào đất trước khi gieo trồng, bón thúc  khi cây bắt đầu tạo củ. Đối với những cây sinh trưởng ít hơn 30 ngày có thể không cần bón thúc.
Hoa, quả ngắn ngày Có thể trộn thêm đất, xơ dừa, tro trấu để làm giá thể. Có thể bón trực tiếp hoặc lấp trong  đất. Trộn vào đất trước khi gieo trồng, bón thúc khi cây bắt đầu hình thành nụ và có thể bón thêm trong quá trình nuôi quả.
Cây ăn quả, cây kiểng Bón trên bề mặt mặt đất, quanh tán, xa gốc cây hoặc có thể tạo rãnh quanh tán cây rải đều sau đó lấp đất lại. Bón vào đầu mùa mưa khi đất đã đủ ẩm (tháng 4 – 7 hàng năm). Và bón vào giai đoạn hình thành mầm hao. Nếu bón mùa khô phải tưới đủ nước

Cách tự ủ Phân bò

Có thể nói việc ủ phân là vô cùng quan trọng khi sử dụng phân chuồng bón cho cây trồng. Đây là phần quan trọng nhất của quy trình và phải được thực hiện một cách chính xác. May mắn thay, làm phân ủ dễ dàng hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn!

Phân bò 5

Ủ nóng 

Là phương pháp phổ biến và an toàn nhất. Bằng cách sử dụng một thực tế là khi các chất hữu cơ phân hủy, chúng sẽ giải phóng nhiệt và sử dụng điều này để khử trùng phân. Quá trình phân hủy được diễn ra thông qua việc cung cấp cho các vi sinh vật hiếu khí một môi trường hoàn hảo để chúng sinh trưởng và phát triển – không khí, nước và các chất hữu cơ. Vì vậy, đây là một cách tuyệt vời để xử lý lượng lớn chất hữu cơ và loại bỏ bất kỳ mầm bệnh (vi khuẩn gây hại) và thực vật không mong muốn (cỏ dại). 

Để có được tỷ lệ cacbon-nitơ tốt để xử lý phân khi ủ (thường là tỷ lệ 2-1), phân cần có sự pha trộn của phân chuồng và các chất độn chuồng, như rơm rạ và các vật liệu hữu cơ khác. 

2 phần Cacbon 1 phần Ni-tơ
Bao gồm các chất độn chuồng như: Rơm, rạ, thân lá cỏ cây, trấu, mùn cưa, than mùn v.v… Phân bò tươi
  • Tạo môi trường ủ

Đầu tiên, chọn vị trí ủ có khả năng giữ nước. Lấy phân ra khỏi chuồng và chất lớp độn chuồng rồi đến lớp phân và cứ thế cho đến hết. Tổng các thành phần trộn trong phân chuồng cần có kích thước ít nhất là một mét khối, nhỏ hơn mức này sẽ không thể tạo ra được nhiệt lượng cực lớn cần thiết để phân hủy chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh trong khung thời gian mong muốn. Có thể bổ sung thêm super photphat (2%) để làm giảm sự thất thoát đạm (nito) trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đồng thời bổ sung thêm Oxy bằng cách cắm cọc rỗng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hiếu khí phát triển.

  • Tạo độ ẩm 

Duy trì độ ẩm ở mức 60-70% bằng cách tưới nước trực tiếp lên phân hàng ngày để chúng bắt đầu phân hủy (lưu ý không để phân bị sũng nước). 

Có thể mất từ 1 ngày – 1 tháng để phân bắt đầu nóng lên. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá lạnh quá trình này có thể chậm hơn, vì vậy bạn có thể phủ thêm một lớp màn phủ đen lên trên để đẩy nhanh quá trình này. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế trong những ngày này. Nhiệt độ mục tiêu là khoảng 60 – 70 độ C, ở cấp độ này, phân sẽ được khử trùng tốt và không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật có lợi. 

  • Đảo trộn phân

Khi phân đạt đến nhiệt độ 60 – 70 độ C trong 3 ngày liên tiếp, dùng nĩa hoặc xẻng lớn đảo trộn bằng cách đưa lớp bề mặt bên ngoài tạo thành một khối và đưa lớp phân đang ở nhiệt độ cao bên trong phủ lên khối vừa tạo để trở thành lớp bề mặt ngoài. Đều này cho phép phân được ủ nóng đều và cũng làm thông khí thêm cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động quá trình xử lý.

  • Tưới nước lần hai

Tưới nước lần hai. Một lần nữa, hãy kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế và đảm bảo nó nóng lên 60 – 70 độ C trong ba ngày. Sau đó, để phân bò ủ cho đến khi thành mùn, sẫm màu và có mùi như đất. Quá trình này có thể mất vài ngày hoặc vài tháng. Nếu khối lượng ủ lớn, bạn có thể cần phải đảo nhiều lần để đảm bảo mọi thứ nóng lên.

Tìm hiểu ngay công nghệ ủ nóng Phân bò tốt nhất hiện nay!

Phân bò Úc xử lý OCT Tropical chất lượng cao

phân bò 7

Ủ nguội

Là phương pháp được thực hiện trong môi trường yếm khí do được nén kỹ với diện tích không quá lớn, nên phân được ủ sẽ bị mất oxy và tăng hàm lượng CO2. Do đó, nhiệt độ ủ sẽ thấp hơn nhiều so với ủ nóng (cao nhất là 35 độ C), sẽ khó có thể tiêu diệt được các mầm bệnh và hạt cỏ xâm lấn gây hại. Bên cạnh đó, vi sinh vật cũng hoạt động chậm hơn và thời gian ủ cũng sẽ dài hơn so với phương pháp ủ nóng (thời gian ủ nguội thường là nửa năm – một năm). 

Ủ nguội cũng sử dụng các thành phần giống như ủ nóng nhưng ít cần chú ý hơn và thời gian phân hủy lâu hơn. Vì vậy, phương pháp này sẽ dễ dàng thực hiện hơn nhiều.

  • Cách ủ

– Hãy chất đống các vật liệu hữu cơ bao gồm rơm, rạ, trấu, đất bột,… và phân bò tươi.

– Sử dụng rác thải hữu cơ từ nhà bếp (rau, củ, quả bỏ đi) chôn vào giữa đống phân trộn nhằm ngăn côn trùng và các loài gặm nhấm (tránh thêm thịt, sữa và chất béo). Điều này, còn giúp làm tăng lượng chất dinh dưỡng có trong phân sau khi ủ.

– Cuối cùng nén thật chặt hỗn hợp trên.

Lưu ý: chiều cao tối đa hỗn hợp ủ là tối đa 2m và bề dài tối đa là 3m và quá trình ủ sẽ từ nửa đến một năm tùy vào lượng phân ủ của bạn.

Ủ theo phương pháp nóng trước, nguội sau

Đây là phương pháp tối ưu về thời gian ủ hơn so với phương pháp ủ lạnh. Đặc biệt không cần thêm ure để tránh thất thoát đạm như phương pháp ủ nóng. Tuy nhiên, thời gian ủ vẫn khá dài và tốn nhiều công sức hơn nhiều so với phương pháp ủ nóng. 

  • Cách ủ

– Đầu tiên, lấy phân bò tươi ra khỏi chuồng (không cần phải nén lại như khi ủ nguội)

– Để khoảng 6 ngày cho các vi sinh vật bắt đầu hoạt động

– Kiểm tra nhiệt độ phân đạt mốc 50 -60 độ thì bắt đầu thực hiện nén chặt

– Thêm lớp phân bò tươi lên ụ phân đã được nén 

– Để tiếp 6 ngày nữa rồi thực hiện lại công đoạn nén chặt

– Quy trình cứ thế tiếp diễn cho đến khi độ cao phân ủ đạt đến mức phù hợp. Sau đó, bắt đầu dùng bùn đất phủ xung quanh.

So sánh phân bò với một số loại phân chuồng phổ biến

phân bò 8

Loại phân Ưu điểm  Nhược điểm

Phân gà

–  Hàm lượng dinh dưỡng rất cao, hàm lượng OM thường trên 60%

–  Đa dạng sản phẩm trên thị trường

– Có mùi hôi khó chịu

– Dễ gây nóng cây trồng khi không được tưới nước đầy đủ

– Thường gây chua đất nếu bón quá nhiều.

Phân dê

–  Phân khá bền, có tác dụng trong thời gian dài

–  Phân có trọng lượng nhẹ và khô ráo nên dễ dàng vận chuyển.

–  Thời gian tác dụng tương đối lâu

–  Dễ bị trơ khi tiếp xúc với môi trường

Phân dơi

– Hàm lượng dinh dưỡng rất cao đặc biệt là hàm lượng hữu cơ

–  Phân không chứa kháng sinh, hay các kim loại nặng do nguồn thức ăn của dơi là hoàn toàn tự nhiên.

–  Phân có mùi rất là nặng và rất khó ngửi

–  Giá thành mắc hơn hẳn so với các phân hữu cơ còn lại

Phân bón từ phụ phẩm của ngành nông nghiệp và ngành chế biến

–  Phân có hàm lượng hữu cơ cao, hàm lượng dinh dưỡng rất cao

–  Phù hợp với nhiều đối tượng cây trồng từ cây cảnh trồng chậu đến cả cây ăn trái lâu năm

–  Có mùi hôi đặc trưng

–  Giá thành cao

–  Sau khi bón cần tưới nhiều nước

Phân trùn quế

–  Phân có khả năng giữ nước rất tốt (cao gấp 9 lần so với đất thường) nên thích hợp để bón ở những vùng thiếu nước.

–  Phân có khả năng cải tạo đất tốt do có hàm lượng humic và fulvic rất coa

–  Phân sẽ có hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào nguồn thức ăn đầu vào của trùn.

–  Phân giữ nước và thoát nước chậm nên cần chú ý tỷ lệ pha trộn để không gây úng, thối rễ cây.

Phân bò

– Sử dụng thức ăn theo tiêu chuẩn nên trong phân không có hạt cỏ.– Hàm lượng đa, trung, vi lượng cao, hữu cơ > 50%.

– Không mùi, trong phân không chứa côn trùng gây hại. (do được xử lý)

– Giá thành cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

– Trong phân dù được ủ nhưng vẫn còn nhiều hạt cỏ dại.– Hàm lượng dinh dưỡng thấp, hữu cơ từ 15 – 30%.

– Có mùi nên gây thu hút bọ sùng, ruồi nhặng đẻ trứng, gây hại cây.

– Giá thành rẻ dễ mua.

Vậy tại sao lại là bò? 

Tất nhiên, bạn có thể lấy phân từ bất kỳ loài động vật nào. Nhưng chỉ một số loại phù hợp cho cây trồng. Điều quan trọng là phân bón phải có nguồn gốc từ động vật ăn cỏ. Vì chất thải của động vật ăn thịt có thể chứa mầm bệnh nguy hiểm. Phân gà, phân dê, phân dơi, phân trùn quế,… cũng là những lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, phân bò có hàm lượng nitơ thấp hơn so với các loại phân này nên nó trở nên linh hoạt hơn khi bón cho cây trồng. 

Ngoài ra, phân bò có khối lượng lớn hơn phân gà hay phân dê,… và được nuôi trên khắp cả nước, vì vậy bạn khá dễ dàng để có được nguồn cung dồi dào.

Nên sử dụng phân bò ủ!

Ở trạng thái ban đầu, phân có hàm lượng amoniac cao và có thể nhanh chóng làm cây bị cháy và mất nước – tác dụng ngược lại mà chúng ta đang gặp phải. Phân tươi hoặc được ủ không đúng cách cũng có thể chứa các hạt cỏ dại xâm lấn, hoặc tệ hơn là các mầm bệnh gây hại. 

Ủ phân đúng cách sẽ giúp khử trùng, loại bỏ các chất độc hại cho cây trồng. Nhờ đó, mang lại giá trị cao và an toàn cho người sử dụng.