Vì sao phương pháp ghép cây sứ thái được áp dụng phổ biến? Cây sứ thái có màu hồng nguyên thủy. Cây sứ con gieo từ hạt do thụ phấn tự nhiên có thể cho ra một màu hoa mới, một giống sứ mới. Tuy nhiên, cây con phần lớn mang những tính trạng xấu của cây bố mẹ. cây cho ra hoa kém hay màu sắc hoa không đẹp. Chính vì vậy mà ghép mắt trên Sứ trở nên phổ biến để cây cho hoa như ý.
Các phương pháp ghép trên cây sứ thái
Tháp ghép sứ là phương pháp ghép nhánh nhiều giống sứ với nhau. Do đó, trên cùng một cây sứ có thể ghép lên nhiều giống sứ khác nhau. Cây sẽ cho ra nhiều màu hoa hay kiểu hoa khác nhau. Sứ thái có tên khoa học Adenium Obesum. Thuộc học trúc đào Apocynaceae. Các kiểu ghép trên cây Sứ thái:
Phương pháp ghép vạt nêm – chữ V
Các bước tiến hành
Cắt ngang nhánh của gốc ghép để nhựa chảy ra. Sau đó dùng khăn lau sạch nhựa, ghép vạt 2 nhát xéo xuống thành hình chữ V.
Trên có hoa đẹp cũng cắt ngang một ngọn đoạn dài 5 cm gọi là bo ghép. Vạt hình chữ V sao cho bằng hình chữ V bên gốc ghép.
Đặt bo ghép và gốc ghép cho thật ăn khớp với nhau. Xong lấy keo lụa, quấn cho thật kỹ chung quanh chỗ ghép, giữ chặt lại.
Lấy một túi nylon trắng nhỏ bao trùm phần ngọn mới vừa ghép lại. Giúp giữ không cho nước thấm vào.
Khi mở túi nylon ra, nếu thấy chỗ ghép dính là đạt, còn nếu chỗ ghép không dính, mềm thối nhũn thì thất bại.
Lưu ý: không tưới nước lên chỗ g hép, chỉ tưới ở gốc. Có thể đặt cây ở vị trí cũ hoặc tốt hơn khi mang cây đặt ở nơi râm mát.
Nhược điểm
Công đoạn chuẩn bị ghép tốn nhiều thời gian công sức, phức tạp. Tiêu tốn nhiều bo ghép, vết ghép to, xấu.
Phương pháp ghép ngang bằng hay ghép đứng:
Các bước tiến hành
Trên gốc ghép chọn nhánh muốn ghép. Sau đó cắt ngang bằng một nhát bỏ ngọn.
Chọn bo ghép ra hoa vừa ý. Bo ghép dài khoảng 5cm.
Đặt bo ghép đứng thẳng lên trên vị trí cắt ở gốc ghép. Dùng dây nylon mỏng nhỏ cột từ bên dưới gốc ghép rồi câu vòng lên trên
các nách lá của đọt nhánh ghép. Giữ cho bo ghép đứng vững. Dùng cao su non hay keo lụa quấn chung quanh chỗ ghép lại.
Sau đó, lấy một túi nylon bao trùm nhánh ghép lại. Sau 1 tuần lễ mở bịch nylon ra, nếu nhánh ghép dính là đạt.
Ưu điểm
Phương pháp ghép này không để lại sẹo. Gốc ghép và bo ghép liền nhau rất đẹp.
Nhược điểm
Thao tác giữ bo ghép và quấn keo hơi khó thao tác.
Phương pháp ghép lên rễ:
Các bước tiến hành
Đây là cách ghép có từ lâu. Cách ghép này không khó, giống như các kiểu ghép trước, nhưng phải nhổ cây sứ lên. Cắt bỏ hết ngọn, lau sạch mủ phơi cho khô vết cắt. Sau đó, trồng ngược lại xuống đất ẩm, không tưới nước. Đến khi thấy cây sứ sống mạnh, không bị hư thối mới cắt ngang đầu rễ. Sau đó, ghép một đoạn nhánh cây giống (bo ghép) lên trên rễ.
Để tối ưu phương pháp ghép này cần chọn cây sứ nào có 2 củ rễ, hoặc nhiều củ rễ. Khi trồng ngược đầu thân cây, nên kéo xuống một hay vài củ rễ dài, trồng chung xuống đất. Như vậy cây dễ sống hơn. Củ rễ chính để chỉa thẳng lên trời, đợi đến lúc cây sống mạnh mới tiến hành ghép lên rễ. Có thể sử dụng phương pháp ghép đứng hay ghép vạt nêm. Nhưng nên sử dụng cách ghép vạt nêm để chỗ ghép sau này phình to lên.
Nhược điểm
Cách này cây sứ bị trồng ngược nên hay bị chết. Tỷ lệ chết cao.
Một số lưu ý khi ghép cây sứ
Vết cắt gọn không bầm dập. Cắt xong phải ghép ngay tránh để qua ngày. Vết cắt quá khô khi ghép rất khó dính.
Tuyệt đối không để dính nước ở vị trí tiếp xúc giữa bo ghép và gốc ghép. Cũng như tiến hành ghép vào lúc trời mưa vì tỷ lệ thất bại do thối cao.
Chọn bo ghép và gốc gép tương đương về độ tuổi và kích thước đẻ tỷ lệ thành công cao. Nhất là với phương pháp ghép nêm (ghép chữ V) 2 chữ v phải sát nhau tránh để có khoảng cách. Như vậy, vết ghép sẽ bị há miệng khá xấu.
Xem thêm: