Bí quyết chăm cây, Chia sẻ kinh nghiệm

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến

Rệp hại rau là một trong những tình trạng sâu bệnh hại rau phổ biến hiện nay. Dù hiện nay đã có rất nhiều phương pháp phòng trừ rệp hại. Nhưng vì không xác định được chính xác tình trạng vườn mình đang gặp phải mà dẫn tới việc áp dụng không đúng phương pháp phòng trừ. Việc này dẫn tới quá trình phòng trừ không phát huy hết hiệu quả làm ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng. Và hôm nay, Ban Công Xanh sẽ tổng hợp về các triệu chứng gây hại của một số loại rệp hại rau phổ biến. Từ đó giúp các bạn có thể lựa chọn phương pháp hợp lý và hiệu quả nhất cho khu vườn của mình.

Rệp đậu

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến 1

Rệp đậu thường được phát hiện thấy bu thành đám bám quanh đọt hoặc bông và trái non. Rệp đậu hút chích làm cho đọt bị quắn, bông bị rụng và trái bị lép. Làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của cây trồng.

Rệp đậu hút nhựa và chất bài tiết của chúng thải ra có chứa rất nhiều đường. Điều này thường thu hút kiến đến ăn gây hại cho cây. Bên cạnh đó, rệp đậu còn là tác nhân trung gian truyền bệnh Khảm Vàng gây hại cho cây đậu. Bệnh Khảm Vàng làm lá đậu co rúm và cây không ra trái. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của cây.

Rệp đào gây hại ở cây khoai tây

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến 2

Rệp đào thường chích hút dịch của cây khoai tây ở các bộ phận non. Làm cho lộc non bị cong quéo, rụng sớm, cành lá non không sinh trưởng, phát triển được. Rệp đào bài tiết chất dịch làm môi trường cho nấm muội đen phát triển. Nấm muội đen bao bọc mặt lá từ đó làm giảm cản trở khả năng quang hợp của lá. Dẫn tới khả năng sinh trưởng của cây kém.

Ngoài ra, rệp đào còn là môi giới truyền bệnh virus gây khảm nhàu lá khoai tây. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây.

Rệp sáp

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến 3

Rệp non thường tìm chỗ cây non để lẩn trốn, thường là giữa các kẽ lá. Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện để thích hợp để rệp sáp phát triển. Rệp sáp đặc biệt tấn công mạnh vào mùa khô và giảm hoạt động phá hại vào mùa mưa.

Trong quá trình sinh sống, rệp sáp bài tiết ra nhiều đường mật. Đây là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển và gây hại, làm giảm chất lượng, phẩm chất của nông sản.

Rệp sáp đặc biệt gây ra hại vào thời kỳ sinh trưởng mạnh của cây khoai tây. Rệp sáp thường tụ tập ở phần ngọn, nách và mặt dưới của lá. Khi gần thu hoạch, rệp sống chủ yếu ở phần gốc khoai tây, bám vào mắt củ và theo củ vào ở thời kỳ bảo quản. Ở thời kỳ bảo quản rệp sáp thường sống tập trung ở mắt củ, xung quanh mầm. Nhằm chích hút nhựa của mầm khoai tây. Điều này làm cho mầm bị teo khô, củ giống bị khô cứng lại. Làm củ giống không thể mọc và phát triển khi trồng.

Xem thêm: Tìm hiểu về rệp sáp và biện pháp quản lí rệp khỏi cây trồng

Rệp cam

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến 4

Cả dạng ấu trùng và thành trùng của loại rệp này đều gây hại cho cây trồng. Rệp cam gây hại cho cây trồng bằng cách hút và chích nhựa. Những cành cây và lá non bị rệp cam hút chích sẽ bị giảm khả năng tăng trưởng của cây. Lá non sẽ bị uốn cong và biến dạng do bị hút chích.

Đồng thời, rệp cam còn làm cho cây bị chín sớm và giảm chất lượng, phẩm chất của nông sản. Ngoài ra, phân do rệp cam thải ra có chứa một lượng đường nhất định nên sẽ thu hút nấm đen. Nấm đen làm giảm khả năng quang hợp của cây. Do thân và lá của cây bị nấm đen đóng, hạn chế việc hấp thụ ánh sáng mặt trời của cây.

Rệp cam còn tác nhân truyền bệnh “Tristeza”. Lá cây bị nhiễm bệnh Tristeza trông giống như triệu chứng khi cây bị bệnh thiếu dưỡng chất. Cây bị nhiễm bệnh Tristeza thì rễ cây sẽ bắt đầu suy yếu, tiếp đến là chết các cành non. Khi chích hút cây bệnh, rệp cam chỉ cần khoảng 1 phút để chích hút virus bệnh Tristeza. Và rệp cam chỉ cần khoảng 3 phút để truyền virus bệnh Tristeza đến các cây khỏe mạnh. Theo nghiên cứu, thì chỉ cần khoảng 3 cá thể rệp cam là đủ để gây hại 100% cho cây khỏe mạnh.

Rệp mềm (Rầy nhớt)

Rệp hại rau và một số triệu chứng gây hại phổ biến 5

Rệp mềm gây hại trầm trọng khi tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm tập trung với đỉnh sinh trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn. Các phần bị rệp mềm rấn công sẽ bị khô héo và để lại những vết thâm đen trên các phần ấy. Phân do rệp mềm bài tiết ra thu hút nhiều nấm đen tương tự như rệp cam.

Rệp mềm tập trung ở chồi non và ở mặt dưới của lá. Rệp mềm phá hoại từ khi cây có 2 lá mầm, mạnh nhất sau khi cây đậu trái. Rệp chích hút nhựa làm ngọn của cây họ dưa, bầu bí bị chùn lại. Khi mật độ rệp cao, có thể làm khô và chết lá. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và phẩm chất của nông sản.

Giống như các loại rệp khác, rệp cam cũng môi giới trung gian truyền nhiễm của loại bệnh. Trong giai đoạn cây có hoa, nếu bị rệp cam tấn công với mật độ cao thì hoa dễ bị rụng. Đặc biệt vào thời kỳ cho trái non, còn gây ra hiện tượng rụng trái hoặc trái bị méo mó.

Lời kết

Bài viết trên là những tổng hợp và chia sẻ của Ban Công Xanh về những triệu chứng gây hại của một số loại rệp phổ biến hiện nay. Ban Công Xanh hi vọng với những chia sẻ trên của Ban Công Xanh sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn đọc. Chúc khu vườn của các bạn ngày càng tươi tốt và khỏe mạnh.

Xem thêm: Triệu chứng gây hại phổ biến thường gặp của sâu hại rau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *