Chia sẻ kinh nghiệm, Dụng cụ làm vườn

So sánh chậu nhựa trồng cây và chậu gốm, đất nung-loại nào tốt cho cây?

So sánh chậu nhựa trồng cây và chậu gốm, đất nung

Chậu đất nung, chậu tráng men, chậu nhựa là những loại chậu phổ biến mà người làm vườn yêu thích. Một số người làm vườn thích chậu nhựa, những người khác sẽ chỉ sử dụng gốm hoặc đất nung. Thực tế, mỗi loại đều có những ưu điểm, nhược điểm. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra những luận điểm để so sánh chậu nhựa trồng cây hay chậu đất nung, chậu gốm. Và, lựa chọn sau cùng chính là quyết định của bạn!

Chậu đất nung, chậu gốm tráng men

Chậu đất nung, chậu gốm tráng men đều có đặc điểm chung là được làm từ đất sét. Chúng đều trải cùng trải qua giai đoạn tạo hình, và nung dưới nhiệt độ cao trong nhiều giờ. 

Chậu đất nung được xem là hoàn thiện sau khi nung xong. Các hoàn thiện có phần thô sơ này lại khiên cho chậu có những ưu điểm tốt cho cây. Chậu đất nung thân thiện với rễ cây khi cho phép không khí và nước lưu thông qua thành chậu. Sự chuyển động của không khí kích thích sự phát triển của rễ, giúp cây khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, bản chất của đất sét nung cũng sẽ hút bớt độ ẩm của đất. Vì thế, chúng khá lý tưởng nếu bạn thường tưới nước quá tay, hoặc khi trồng các cây ưa khô. Tuy nhiên, với những cây trồng ưa ẩm, hoặc bạn thường quên tưới nước, chúng không phải là lựa chọn tối ưu. 

Một phiên bản khác của chậu đất sét là chậu gốm tráng men. Lớp men được phủ lên sau cùng tạo cho chậu vẻ ngoài bóng bẩy hơn. Tuy nhiên, lớp men này cũng sẽ hạn chế trao đổi khí và hơi ẩm. 

Vậy so sánh với chậu nhựa trồng cây thì thế nào?

Không khí và hơi ẩm cũng không thể lưu thông qua thành chậu nhựa. Đặc tính này là tương đương với chậu gốm tráng men. Chậu nhựa là lựa chọn thích hợp nếu bạn trồng những cây ưa ẩm như dương xỉ, đuôi công,.. Hoặc khi bạn là một người chăm cây khá bận rộn, thường đi công tác hoặc thường quên tưới cây.

So sánh ưu điểm của chậu nhựa trồng cây

Chậu nhựa bền và dẻo hơn chậu đất sét. Chậu nhựa cũng có nhiều kiểu dáng hơn. Và chậu nhựa trang trí có xu hướng rẻ hơn chậu gốm. Một trong những nhược điểm chính của chậu đất sét là chúng dễ vỡ hơn nhiều so với nhựa. Nếu bạn làm rơi một chậu đất hoặc va đập, nó có thể sẽ bị vỡ. 

Chậu nhựa cũng dễ làm sạch và vệ sinh hơn các loại chậu đất. Chậu đất có xu hướng bị ố vàng và bám cặn muối bên ngoài (đặc biệt là chậu đất nung)

Tìm kiếm ngay: Chậu nhựa trồng cây chất lượng cao tại TP. HCM

So sánh chậu nhựa trồng cây về trọng lượng và độ dày

Trọng lượng và độ dày khác nhau của chậu đất sét và nhựa có thể là một lợi thế hoặc một nhược điểm, tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó. Chậu đất sét nặng hơn chậu nhựa và ít có khả năng bị lật. Nhưng điều này cũng khiến chúng khó di chuyển hơn, đặc biệt với các chậu lớn. Chậu nhựa nhẹ dễ bị lật hơn nhưng lại dễ di chuyển và linh hoạt hơn nhiều. Cùng với trọng lượng của chúng, chậu đất sét có thành dày hơn nhựa. Nếu cây trồng trong nhà được chuyển ra ngoài trời, thành dày đóng vai trò như một lớp cách nhiệt cho rễ để bảo vệ khỏi sự thay đổi nhiệt độ. Chậu nhựa ít hoặc không có khả năng cách nhiệt.

Lời khuyên chung khi chọn chậu cây

Cho dù bạn chọn chậu đất nung, chậu tráng men hay nhựa, hãy đảm bảo chậu có lỗ thoát nước. Đất bị úng nước có thể dẫn đến thối rễ. Bạn cũng nên đặt thêm đế lót chậu để hứng phần nước tưới chảy ra từ lỗ thoát nước. Đế lót này có hai công dụng đáng kể.

Một là, chúng giúp nước tưới của bạn không chảy khắp sàn nhà và làm hư các vật dụng xung quanh. Hai là, khi bầu đất quá khô, chúng có thể bị trơ và không hút nước. Bất kỳ lượng nước nào bạn tưới vào, sẽ lập tưới chảy ra ngoài. Lớp đế lót giúp giữ lại phần nước thừa ấy để rễ và đất từ từ ngấm lại từ dưới lên. Sau 30 phút, nếu bạn vẫn còn thấy nước ở đế lót chậu, nghĩa là cây đã hút đủ lượng nước chúng cần. Lúc này, bạn nên đổ bỏ lượng nước thừa đi.

Việc chọn đúng kích thước chậu cũng rất quan trọng. Đối với hầu hết các loại cây, đường kính của chậu phải bằng một phần ba chiều cao của cây từ đất đến đỉnh của tán lá. Khi cây phát triển, hãy cắt tỉa để duy trì kích thước hoặc đổi vào các chậu lớn hơn nếu cần. Những cây phát triển nhanh với bộ rễ ăn sâu cần chiếc chậu sâu hơn. Trong khi những cây phát triển chậm có rễ nông thì phát triển tốt trong chậu nông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *