Chia sẻ kinh nghiệm, Dụng cụ làm vườn

So sánh tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau hữu cơ

So sánh tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau hữu cơ

Từ xa xưa chúng ta đã quen với phương thức canh tác trên đất đai hay còn gọi là canh tác thổ canh. Tuy nhiên xã hội ngày càng hiện đại, nông nghiệp cũng ngày ngày đi lên và phát triển nhiều phương thức sản xuất mới và hiệu quả hơn. Trong đó phương pháp trồng rau thuỷ canh/trồng rau khí canh đang được nhiều người áp dụng vì mang lại năng suất cao. Trên thị trường hiện nay có các loại tháp trồng rau dành riêng cho hai phương pháp canh tác này: tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau hữu cơ. Vậy hai loại tháp này có gì khác biệt? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cấu tạo tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau thuỷ canh

Tháp trồng rau khí canh

So sánh tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau hữu cơ 1Trồng rau khí canh (hay còn gọi là thuỷ canh) là phương pháp được phát triển và ứng dụng mấy chục năm trở lại đây. Nhận thấy ưu điểm của việc trồng rau khí canh, nhiều gia đình cũng ứng dụng mô hình này để trồng rau tại nhà. Phương pháp này thực hiện trên nguyên tắc trồng rau không cần đất, thay vào đó sử dụng giá thể trồng rau thuỷ canh, dinh dưỡng chủ yếu sẽ được bổ sung nhờ dung dịch thuỷ canh chuyên dụng.

Thông thường trồng rau khí canh sẽ sử dụng một loại chậu chuyên dụng, tuy mang lại hiệu quả tốt nhưng để đạt năng suất cao hơn thì người ta lại sản xuất ra tháp trồng rau thuỷ canh. Tháp trồng rau thuỷ canh thường được thiết kế dạng trụ đứng, làm từ vật liệu nhựa cao cấp, gồm nhiều hốc trồng riêng biệt. Cấu tạo của tháp bao gồm: hốc trồng, bồn chứa dung dịch, ống nước, máy bơm dung dịch và vỉ ươm hạt.

Tháp trồng rau hữu cơ

So sánh tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau hữu cơ 2

tháp trồng rau hữu cơ

Nhìn chung thì hai loại tháp này có hình dạng thiết kế gần tương đồng nhưng cấu tạo và nguyên lý hoàn toàn khác. Nếu trồng thuỷ canh là trồng rau bằng nước thì rau hữu cơ sẽ được trồng bằng phương pháp thổ canh truyền thống. Tuy nhiên nếu sử dụng tháp trồng rau để trồng trọt thì sẽ mang lại nhiều ưu điểm như không cần bón phân nhiều, chủ động nguồn dinh dưỡng, dễ tưới tiêu.

Cấu tạo chính của tháp hữu cơ được chia thành 2 phần: phần lõi chứa rác hữu cơ và phần bên ngoài thiết kế các hốc trồng cây. Ngoài ra cấu tạo của tháp còn có: ngăn đựng dịch trà trùn, nắp lõi vi sinh, đáy tháp chuyển động xoay, dây thít, chân tháp, lõi vi sinh…

Lợi ích của tháp trồng rau khí canh và tháp trồng rau hữu cơ

Nhìn chung thì hai loại tháp đều có ưu điểm tiết kiệm thời gian, công sức và điện năng. Bên cạnh đó chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vậy đó là gì?

Tháp trồng rau khí canh

Ưu điểm nổi trội nhất của tháp trồng khí canh chính là hạn chế sâu bệnh thấp nhất có thể. Vì không dùng đất hoàn toàn nên tránh được nguy cơ vi khuẩn, vi sinh vật trong đất làm hại. Không sử dụng đất nên cũng tiết kiệm được công sức trộn đất, cải tạo đất. So với các phương pháp khác, trồng rau bằng tháp hữu cơ khó canh giúp tiết kiệm 95% phân bón, giảm tiêu thụ 98% nước, tăng năng suất cây trồng lên đến 45 – 75%. Cây trồng trên mô hình này được cung cấp oxy nhiều hơn và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó trụ khí canh chứa ít nước nên khối lượng nhẹ, dễ dàng kiểm tra và làm vệ sinh.

Tháp trồng rau hữu cơ

Tháp rau hữu cơ được biết đến nhiều với ưu điểm dễ di chuyển, tiết kiệm không gian. Ngoài ra bạn có thể trồng được nhiều rau với năng suất cao, đảm bảo về chất lượng và an toàn cho sức khoẻ. Tháp rau hữu cơ có lõi tháp chứa rác hữu cơ nên bạn có thể xử lý được lượng lớn rác thải nhà bếp thải ra mỗi ngày. Hoạt động theo nguyên lý thổ canh tự nhiên nên việc cải tạo đất sẽ do các loại giun đảm nhiệm. Sau mỗi vụ thu hoạch bạn không cần xới, cải tạo đất quá nhiều. Bên cạnh đó tháp trồng rau hữu cơ còn giúp tiết kiệm nước.

Cách lắp đặt

Tháp khí canh

  • Bước 1: Luồn ống nước vào trong ống nhựa, hai ống nhựa lại với nhau sao cho hai đầu ống nhựa đều dư ra một đoạn ống dẫn nước bên trong.
  • Bước 2: Lắp ống nhựa lên bồn chứa dung dịch trên nắp thùng, lật ngược nắp thùng và đầu nối ren cho cứng lại. Cố định nắp thùng khớp với 2 lỗ trên dưới đã khoan sẵn, dùng hai con ốc vít để gắn lại.
  • Bước 3: Lắp các bộ phận còn lại. Lần lượt lắp các tầng trồng rau, vặn ren ống nhựa chừa ra một phần phía trên cùng. Sau đó gắn đầu nối chữ T vào ống dẫn, cuối cùng đậy nắp tháp và cố định bằng ốc vít.
  • Bước 4: Lắp máy bơm.

Tháp hữu cơ

  • Bước 1: Đút từng chân tháp vào khe ở đáy tháp và đưa viên bi vào vòng khớp nhau nhất.
  • Bước 2: Đặt phần lõi tháp vào chính giữa tháp sau đó đút ngăn đựng rác hữu cơ lên phía trên ngăn đựng trà trùn.
  • Bước 3: Sau khi lắp xong bạn chỉ cần đổ đất lên đỉnh tháp, đất sẽ tự động tràn ra các hốc trồng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về hai loại tháp trồng rau được sử dụng nhiều hiện nay. Tuỳ nhu cầu, điều kiện mà mọi người có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Chúc mọi người thành công.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *