Trào lưu trồng rau tự cung cấp rau xanh tại nhà trở nên phổ biến kể từ năm 2018 đến nay. Trong đó loại rau củ được ưa chuộng đó là quả dưa leo. Lí do vì sự đa dạng về giống trồng phù hợp với nhiều khu vực khí hậu khác nhau. Ngoài ra trong dưa chuột có chứa đến 90% là nước giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể. Ăn dưa leo vào giúp cơ thể giải nhiệt, vị giòn ngọt rất ngon. Tuy nhiên, nếu sau khi gieo hạt dưa leo rồi thì cần lưu ý những điều gì? Khi nào thì có thể thu hoạch dưa leo? Bài viết này, cùng Ban Công Xanh tìm hiểu nhé!
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hoạch dưa leo
1. Tưới nước
Nên xác định nguồn nước tưới đảm bảo. Kiểm tra nồng độ pH của nước trước khi tưới cây. Vào giai đoạn cây con công đoạn tưới rất quan trọng. Lúc này, cây con cần nhiều độ ẩm để phát triển mầm. Nguồn nước tưới có thể là từ sông, suối, ao, hồ hay giếng khoan,…
Xác định thời điểm tưới phù hợp. Thông thường là 4 giai đoạn sau:
- Tưới sau khi vừa gieo hạt
- Tưới khi cây đã bén rễ
- Khi đất khô hạn không đủ độ ẩm
- Tưới định kì cho cây vào sáng sớm và chiều mát
Lựa chọn phương pháp tưới cho cây. Tùy vào mật độ mà bạn có thể tìm hiểu về phương pháp tưới. Có thể kể đến như tưới bình ô doa quy mô trồng nhỏ, tưới bằng máy hoặc ngập rãnh,…
2. Bón phân
Các loại phân bón lót cho cây và liều lượng bón:
- Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh, trung bình 10-15 tấn / ha
- Phân bón DAP trung bình 50-60kg / ha
- Phân bón Supe lân trung bình 400kg/ha
Lưu ý: Khi bón phân có thể tái tạo đất trồng bằng cách rải vôi bột ( khoảng 1000kg / ha). Nếu vụ trước cây có sâu bệnh thì sử dụng thuốc trừ sâu Furadan hoặc thuốc Basudin 10H để xử lí. Để đất nghỉ từ 7-10 ngày rồi tiến hành trồng vụ mới.
Bón thúc cho cây lần 1: Cây ra từ 3-5 trưởng thành
Phân bón | Liều lượng bón (kg/ha) |
DAP | 170-200 |
Urê | 100-150 |
Kali | 100 |
Bón thúc cho cây lần 2: Lúc này cây sắp ra hoa đợt đầu
Phân bón | Liều lượng bón (kg/ha) |
DAP | 150-200 |
Urê | 100-150 |
Kali | 150 |
Bón phân đợt 3: Trong đợt thu hoạch, sau 2-3 đợt hái trái / lần
Lúc này, bạn chỉ cần bón định kì phân NPK 20.20.15 cho cây dưa leo khi thu hoạch. Cứ sau khi bạn thu 2-3 đợt trái thì bón lại phân cho cây để kích thích ra quả. Liều lượng hợp lí là 50-70kg / ha
Lưu ý: Mỗi khi bón phân xong nên tưới nước để rửa sạch cặn phân bón bám ở lá. Ngoài ra còn tránh cho phân làm cháy rễ cây. Hoặc bạn có thể pha loãng phân với nước để tưới cho cây dưa leo.
Hướng dẫn chăm sóc cây trước khi thu hoạch dưa leo
Để cho cây dưa leo phát triển nhanh và cho năng suất cao đòi hỏi quá trình chăm sóc phải kĩ lưỡng. Đối với tưới nước, luôn đảm bảo tưới nước một ngày hai lần vào sáng sớm và chiều mát. Lưu ý những ngày mưa có thể giảm lại. Tránh trường hợp đất ngậm nước quá nhiều, rễ bị úng rất dễ chết. Ngược lại, nếu tưới quá ít nước cũng khi dưa leo bị khô không thể sinh trưởng tốt.
Dưa leo là loại cây ưa sáng nên bạn nên trồng cây dưa leo ở nơi có nhiều ánh sáng như ban công hay sân thượng. Đảm bảo được ánh sáng sẽ giúp trái nhanh lớn và cho năng suất cao.
Giai đoạn đầu, sau khi gieo hạt được 7-10 ngày
Trong giai đoạn này, bạn tập trung tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm. Bón thêm phân chuồng hoặc phân gà đã ủ hoai mục. Ngoài ra, phủ thêm một lớp rơm hoặc cỏ khô trên bề mặt đất để giữ ẩm cho đất, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Giai đoạn 2, tuần thứ 3 cây dưa leo phát triển
Giai đoạn này, bạn tiến hành bón thúc cho cây bằng phân đạm, lân và Kali với liều lượng đã được hướng dẫn ở trên. Nên hòa phân vào nước tưới để đảm bảo độ thẩm thấu.
Trong tuần thứ 2, thứ 3 sau khi trồng, lúc này dưa leo bắt đầu phát triển thân, lá và các tua cuốn. Để cây phát triển tốt, bạn làm giàn để cho cây leo. Công đoạn làm giàn và tỉa nhánh cho cây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây. Làm giàn leo cũng phải đúng kỹ thuật.
Cách làm giàn cho dưa leo
Bạn có thể dùng cọc gỗ, tre hoặc sắt để làm giàn leo. Mỗi cọc phải có đường kính trung bình từ 3-5cm, cao 2-3m. Cắm cọc theo hình chữ A sau đó cố định lại bằng dây thép. Đảm bảo cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám mà không bị đổ.
Nếu bạn trồng cây trong chậu hoặc thùng xốp thì có thể làm dàn đứng tựa vào vách tường hoặc lan can. Hoặc để tiện lợi, ngày này người ta sử dụng lưới nilon để làm giàn chi phí rẻ, cách làm lại đơn giản.
Giai đoạn 3, cây leo đã trồng được 1 tháng
Bạn cần chú ý chăm sóc cây vào thời điểm này để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cây. Tưới đủ nước cho cây hai lần sáng sớm, chiều mát. Bón phân cho cây theo tỉ lệ được hướng dẫn, hòa nước tưới để tránh phân làm cháy rễ.
Thường xuyên dọn cỏ ở dưới gốc cây. Cắt bỏ những lá già, sâu ở phía dưới và các nhánh phụ để tập trung chất dinh dưỡng vào nhánh chính. Không nên để cho cây quá cao làm phân tán chất dinh dưỡng.
Giai đoạn 4, lúc này dưa leo ra hoa và kết trái
Lúc này nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng gấp đôi. Bạn nên tăng cường tưới nước và bón phân theo liều lượng được hướng dẫn ở trên. Phun thêm dung dịch HVP Auxin Organic để giúp cây ra hoa, đậu trái nhiều hơn.
Để dưa leo đậu quả nhiều và to thì các bạn cần chú ý nhiều đến việc thụ phấn của cây. Tùy vào điều kiện trồng, cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. Vậy nên, bạn có thể pha nước đường tưới cho cây để thu hút ông đến thụ phấn cho dưa.
Hoặc bằng cách thủ công, bạn lấy tăm bông lau phần nhị hoa đực và bôi lên nhụy hoa cái để tiến hành thụ phấn.
Thu hoạch dưa leo
Khi dưa leo đã trồng được khoảng 60-80 ngày thì có thể thu hoạch. Tùy vào điều kiện chăm sóc và khí hậu thì thời điểm thu trái sẽ dao động khác nhau. Nên thu hoạch dưa leo vào buổi sáng sớm. Lúc này thời tiết mát mẻ nên khi thu hoạch sẽ tươi, mọng nước và không bị héo.
Bón thêm phân NPK 2 tuần / 1 lần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong lứa tiếp theo.
Lời kết
Hi vọng sau bài viết này, bạn đã biết được cách chăm sóc cây phát triển tốt để thu hoạch đúng thời điểm. Chúc bạn thành công!
Tham khảo sản phẩm: Hạt giống dưa leo Nhật