Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp

Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp

Đất sống thì cây khỏe. Tài nguyên đất là vô cùng quan trọng và quý giá đối với cuộc sống của con người. Đây là nơi ươm lên những mầm cây tươi tốt, mướt xanh, che bóng mát, làm thực phẩm dinh dưỡng cho con người. Chính vì vậy mà việc cải tạo đất là điều thực sự cần thiết. Hàng năm, cứ sau mỗi vụ mùa canh tác thì không biết bao nhiêu diện tích đất trồng rơi vào thoái hóa. Vấn đề này xảy ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan từ con người. Mà phổ biến nhất là tình trạng đất nhiễm mặn. Vì vậy, bài viết này Bancongxanh.com sẽ tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn hiệu quả nhất. Theo dõi để biết thêm thông tin cụ thể, chi tiết nhé.

Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp

Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp 1Đất là tài nguyên canh tác quý nhưng không phải là thứ vô tận để con người tự do khai thác. Vì thế, muốn gia tăng tính hiệu quả canh tác thì nhà vườn cần có kiến thức, kinh nghiệm kiểm soát độ mặn của đất trồng. Làm thế nào để độ mặn là đảm bảo phù hợp với đối tượng cây trồng đang chăm bón?

Vấn đề đất trồng nhiễm mặn là rất phổ biến và thường gặp trong thực tế. Cụ thể, đó là tình trạng có sự tồn tại của muối dạng hòa tan. Song, nồng độ muối là cao hơn nhiều so với thông thường. Nguyên nhân là vì lâu ngày muối không bị rửa trôi, càng lúc càng bị tích tụ nhiều trong đất. Từ đây, đất mặn chính chức hình thành.

Đất nhiễm mặn cực kỳ gây hại và tác động tiêu cực đến quá trình cây trồng sinh trưởng, phát triển. Đây cũng là một trong số nguyên nhân hàng đầu gây giảm sút chất lượng và năng suất sản phẩm nông nghiệp.

Vậy, dưới đây là tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn mà chuyên gia chia sẻ đến bạn. Cùng tìm hiểu để áp dụng thật tốt cho khu vườn của mình nhé.

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp thủy lợi

Trong số các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn phải kể đến phương pháp thủy lợi. Nhìn chung đây là phương pháp được đông đảo nhà vườn đánh giá cao và áp dụng. Rửa trôi mặn bằng nước tưới hoặc nước mưa được xem là phương pháp hiệu quả để giúp loại bỏ hoàn toàn muối thừa trong đất. Ưu điểm của biện pháp này đó là nếu việc tiêu nước diễn ra thuận lợi thì mực nước ngầm gần như sẽ được hạ thấp. Đồng thời, muối dạng hòa tan ở đa số các vị trí sẽ được loại bỏ đáng kể.

Vậy chìa khóa để giúp nhà vườn tiến hành cải tạo đất mặn bằng biện pháp thủy lợi thành công là gì? Đó là hãy xây dựng một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh. Mục đích đó là giúp đưa nước tưới vào trên những cánh đồng. Qua đó rửa mặn và tiêu nước. Thực tế, quá trình rửa mặn này sẽ phải được thực hiện trong nhiều mùa canh tác liên tục. Điều này sẽ phụ thuộc vào yếu tố điều kiện nguồn nước ngọt là sẵn có hay không. Ngoài ra, nhà vườn phải chủ động tiêu nước ngầm, hạ thấp về dưới mức cho phép hợp lý.

Trong biện pháp thủy lợi này, nhà vườn cần thực hiện đắp thêm đê, xây dựng hệ thống tưới tiêu thật đúng chuẩn. Qua đó ngăn không cho nước biển tác động bởi các yếu tố khách quan như thủy triều hoặc sóng biển.

Cải tạo đất nhiễm mặn bằng biện pháp bón vôi

Vì sao lại chọn biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn bằng bón vôi? Theo lý giải khoa học, quá trình bón vôi vào đất, các cation Ca2+ sẽ góp phần tham gia phản ứng. Phương trình hóa học diễn ra giúp giải phóng các cation Na+ ra khỏi keo đất. Đây là điều kiện thuận lợi, lý tưởng cho việc rửa mặn đất trồng. Đồng thời tháo nước ngọt rửa mặt và bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ hiệu quả.

Theo kinh nghiệm nhà vườn lâu năm, Bancongxanh.com khuyến khích sau khi bón vôi xong, hãy bón thêm phân hữu cơ, phân xanh. Đây là các nguồn phân bón có nguồn gốc tự nhiên. Đặc biệt cực kỳ tốt cho sức khỏe đất và cây trồng. Cụ thể, nó giúp hệ thống vi sinh vật sinh trưởng, phát triển, làm giàu cho đất. Lượng mùn trong đất tăng lên, giúp đất thêm màu mỡ, tơi xốp. Tỷ lệ sét và tỷ lệ các hạt limon và hạt keo giảm đi đáng kể.

Cải tạo đất nhiễm mặn bằng biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học là biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn tự nhiên, an toàn được nhiều nhà vườn áp dụng. Ta sẽ tiến hành chọn, lai tạo nhiều giống cây trồng. Đặc biệt đó phải là những giống cây có đặc tính sinh học là chịu được mặn. Tiến hành điều tra, nghiên cứu, đề xuất hệ thống cây và vật nuôi phù hợp cho diện tích đất trồng đang canh tác.

Ngoài ra, chủ động trồng rừng, xây rừng trên đất mặn. Có biện pháp bảo vệ rừng ngập mặn cũng như những hệ sinh thái rừng ngập mặn một cách tốt nhất.

Cải tạo đất nhiễm mặn bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn trong canh tác nông nghiệp 2Các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn quy mô lớn hay nhỏ cần kể đến đó là hệ thống tưới nhỏ giọt. Với phương pháp này, nhà vườn sẽ tác động, cải thiện quá trình trao đổi nước. Ngoài ra còn giúp hút các chất khoáng, lưu thông mạch dẫn. Vậy nên tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng phát triển, sinh trưởng thật tốt.

Bên cạnh đó, ta cần duy trì nồng độ lân thường xuyên, liên tục ở trong đất trồng. Điều này mang đến sự thuận lợi cho các phosphoryl tạo nguồn năng lượng cho cây. Song còn giúp hạn chế, ngăn ngừa, chống lại những tác động nguy hiểm có khả năng xảy đến từ đất nhiễm mặn.

Phương pháp hệ thống tưới nhỏ giọt này được đánh giá là giúp tiết kiệm nước cũng như phân bón một cách hiệu quả. Đặc biệt cung cấp, bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng, phong phú. Đảm bảo đủ đầy cho các cây trồng xanh tốt. Nhà vườn không phải quá lo lắng hay bận tâm nhiều về tình trạng sâu bệnh, cỏ dại. Bởi lẽ với biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn này thì sẽ không tạo điều kiện cho các tác nhân này sinh sôi hay phát triển.

Với cách cải tạo này thì cây trồng sẽ không rơi vào tình trạng bị xói mòn. Nhiều lúc sử dụng hệ thống phun sương, tưới tay thì nhà vườn sẽ gặp rủi ro như trên. Tuy nhiên với hệ thống tưới nhỏ giọt thì ta hoàn toàn có thể an tâm áp dụng.

Cải tạo đất nhiễm mặn bằng biện pháp canh tác

Như thế nào là cải tạo đất nhiễm mặn bằng biện pháp canh tác? Đó là cách mà ta áp dụng các kỹ thuật canh tác khoa học, hiệu quả, hợp lý. Ví dụ như là xới nhiều lần, cày sâu không lật, cắt đứt các mao quản. Từ đó giúp cho muốn trong đất trồng không bốc lên bên trên bề mặt ruộng canh tác.

Áp dụng cải tạo đất nhiễm mặn bằng phương pháp luân canh cơ cấu giữa vật nuôi và cây trồng. Với những vùng đất nhiễm mặn, đặc biệt với vùng sát biển thì ta luân canh nuôi trồng thủy hải sản. Sau đó là trồng cói và những loại cây có khả năng chịu mặn tốt. Trồng cùng với đối tượng lúa nước là tốt nhất.

Từ thực tiễn áp dụng phương pháp luân canh cơ cấu giữa vật nuôi và cây trồng cho cây: Lúa lấn cói, cói lấn cá, cá lấn biển. Điều này rút ra từ phần đông kinh nghiệm canh tác của người dân miền ven biển phía Bắc. Mọi người có thể tham khảo và thử nghiệm với đất canh tác của mình nhé.

Phần kết

Trên đây là tổng quan những chia sẻ của Bancongxanh.com về các biện pháp cải tạo đất nhiễm mặn hiệu quả trong nông nghiệp. Tất cả các phương pháp trên đây đều đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng và người canh tác. Đặc biệt không làm hại đến chất lượng cuộc sống, thân thiện với môi trường.

Tin rằng bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng, sức khỏe đất và chọn được các biện pháp cải tạo đất mặn phù hợp. Xin cám ơn vì đã theo dõi, ủng hộ bài viết này.

Xem thêm:

Tại sao nên cải tạo đất bạc màu bằng phân bò ủ hoai?

Cải tạo đất bạc màu từ A – Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *