Bỗng nhiên một ngày đất trong khu vườn của bạn bị nhiễm chua, bạn sẽ làm gì? Có thể đây là một câu hỏi khó mà không ai muốn phải gặp trường hợp như thế này. Đất chua có nồng độ acid rất cao nên vi sinh vật có lợi hầu như là không có. Cây trồng trong đất chua sẽ dẫn đến tình trạng còi cọt, kém phát triển và chết dần. Vậy thì bây giờ phải từ bỏ vùng đất này để trồng cây ở khu vực khác, hay là cải tạo đất với chi phí tốn kém? Bạn cũng đừng lo lắng, đất chua thì có cây trồng được ở đất chua. Chỉ cần bạn kết hợp giữa phương pháp cải tạo đất chua, trồng các loại cây chịu chua thì năng suất sẽ vẫn được đảm bảo. Bài viết này, Ban Công Xanh chúng mình sẽ chia sẻ về top 3 cây trồng đất nhiễm chua tốt nhất nhé!
Đất chua là đất gì?
Đất chua là loại đất có hiện tượng bị thay đổi tính chất hoá học sau quá trình dài canh tác. Khi canh tác, cây trồng sẽ hút các chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất như N, P, K và canxi, magie,…Điều này dẫn đến tình trạng mất các chất kiềm và chỉ còn lại chất acid. Đất trồng lúc này như một cán cân mất cân bằng, dư thừa acid và trở nên chua.
Thông thường, đất chua có độ pH dưới 5.0. Trong đất có tính axit cao và nồng độ các chất nhôm, sắt tăng mình. Đổi lại, các chất cần thiết cho cây như canxi, magie, N, P, K bị mất đi và không thể tái tạo lại.
Khi đất nhiễm chua sẽ gây ra tác hại gì?
1. Đối với cây trồng
Đất chua làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi cây cần hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất nhưng đã không còn. Điều này dẫn đến tình trạng cây thiếu hụt chất, cây còi cọt, héo úa và năng suất kém. Thậm chí với các giống cây trồng không chịu được chua, chỉ trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy cây chết hàng loạt.
2. Đối với vi sinh vật trong đất
Hầu như các loại vi sinh vật không thể sống và tồn tại trong môi trường axit vì quá khắc nghiệt. Chúng không thể hoạt động để phân huỷ chất hữu cơ. Các hợp chất khó tan thường được vi sinh vật phân giải nay sẽ bị tích tụ lại. Chúng bít tắc, gây hại cho cây trồng và làm ô nhiễm môi trường đất.
Top 3 cây trồng đất chua tốt nhất
1. Cây có múi
Cây có múi bao gồm cam, quýt, bưởi, chanh,…Đây là loại cây ăn quả cao cấp được nhiều người ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế cao trên thị trường.
Cây có múi có thể sống và phát triển được trong nhiệt độ khoảng 13-35 độ. Độ pH thích hợp để trồng cây có múi là từ 4.5 đến 6.5. Tuy nhiên với khả năng chịu chua của cây thì hoàn toàn có thể trồng được với độ pH từ 4.0-4.5. Tuy vậy để đảm bảo được vi sinh vật trong đất có thể tồn tại, bạn cần tiến hành bón vôi, bón phân cho đất trước khi trồng. Như vậy sẽ giúp cây nâng cao năng suất.
2. Cây đào – Cây trồng đất nhiễm chua
Cây đào từ xưa được lấy giống từ Trung Quốc. Theo các nhà khảo cổ học nghiên cứu về thực vật thì cây đào đã được trồng từ 4 ngàn năm trước. Cây đào phai rất dễ trồng và có sức sống mạnh mẽ.
Cây đào có thể chịu được đất xấu, đất dốc hay đất có độ cao từ 700 – 900m. Đào mọc tốt nhất ở đất đỏ vàng, hơi chua và có đất, sỏi, cát nhiều. Thông thường độ pH thích hợp là từ 5.5 đến 6. Tuy nhiên, cây có thể trồng trong đất có độ pH thấp hơn, ví dụ như pH 4.5.
3. Cây dứa (cây khóm)
Dứa hay còn được gọi là cây khóm, cây thơm. Đây là một trong những loại cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu được yêu thích. Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường với lượng calo khá cao. Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu khoáng chất, các loại vitamin cần thiết. Đặc biệt trong quả dứa có một chất tên là Bromelin – loại men thuỷ phân protein chữa các bệnh rối loạn tiêu hoá,…
Yêu cầu của đất trồng cây dứa là đất phải tơi xốp, thoáng và khả năng thoát nước tốt. Các loại đất trồng khóm phổ biến bao gồm: đất đỏ, đất xám, đất đỏ Bazan hay đất cát duyên hải Trung Bộ, đất phù sa ở đồng bằng Sông Cửu Long. Cây dứa có thể trồng được trong độ pH từ 4.0-5.0. Cụ thể nhóm dứa Cayene là 5.0 – 6.0, nhóm dứa Queen là 4.0 – 5.0.
Lưu ý khi trồng các loại cây trồng đất chua
- Trước khi trồng cần bón vôi để cải thiện độ pH cho đất trồng.
- Sử dụng phân bón hữu cơ như phân ủ hoai mục, phân chuồng để bón cho đất.
- Không sử dụng phân vô cơ có tính chua, thay vào đó lựa chọn phân Ure, DAP để thay thế.
- Đảm bảo không tưới nước quá mạnh làm rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất.
Lời kết
Trên đây là top 3 loại cây trồng đất nhiễm chua tốt nhất mà có thể chịu được độ pH thấp. Bạn nên nhớ khi trồng cây nên kết hợp với cải tạo đất trồng giúp tái tại môi trường sống cho vi sinh vật. Vi sinh vật góp phần làm phân giải các chất hữu cơ khó tan để giúp cây hấp thụ được, vậy nên chúng có vai trò hết sức quan trọng. Từ đó cây trồng cũng có thể phát triển khoẻ mạnh và cho năng suất cao nhất. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Cải tạo đất chua từ A tới Z