Rau mồng tơi là loại rau tốt cho sức khoẻ. Nếu bạn biết ăn đúng tần suất và liệu lượng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Nhiều gia đình lựa chọn loại rau này để bổ sung cho bữa cơm gia đình. Giá thành rau hiện nay cũng rất rẻ và dễ kiếm, thậm chí bạn hoàn toàn có thể tự trồng một vườn rau mồng tơi tại nhà. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn đọc bài viết này để biết các công dụng tốt của rau mồng tơi đối với con người nhé!
Khái quái chung về rau mồng tơi
Rau mồng tơi có hai loại phổ biến là mồng tơi dây trắng và dây tía. Tuy nhiên thực tế mồng tơi dây tía được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Mồng tơi là thực vật thân leo, có hoa và phần thân mọng nước. Bên ngoài vỏ thân có màu xanh thẫm hoặc màu tía. Bên trong thân có chứa nhiều chất nhầy pectin.
Lá rau xanh và dày dặn. Hoa mọc xen kẽ theo lá và thường có màu tím đỏ hoặc trắng sữa. Quả của rau có hình cầu, mọng nước, tuy nhiên thường thì người ta không ăn phần này. Rễ của cây mọc theo chùm và ăn sâu vào lòng đất.
Tham khảo sản phẩm: Hạt giống mồng tơi cao sản lá to
Thành phần dinh dưỡng trong rau mồng tơi
Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau mồng tơi | |||||
Thành phần | Lượng | Đơn vị | Thành phần | Lượng | Đơn vị |
Calo | 14 | kcal | Protein | 2 | g |
Lipid | 0 | g | Vitamin A | 0 | IU |
Tinh bột | 1,4 | g | Canxi | 176 | mg |
Natri | 0 | mg | Carotin | 1 | mcg |
Kali | 0 | mg | Vitamin PP | 6000 | mg |
Cholesterol | 0 | g | Sắt | 1,6 | mg |
Chất xơ | 2,5 | g | Vitamin B1 | 100 | mcg |
Tro | 900 | mg | Vitamin B2 | 200 | mcg |
Chất nhầy pectin của rau có tác dụng nhuận tràng, giảm nhiệt, giảm béo, chống béo phì nên loại rau này đặc biệt thích hợp với những người có nhiều mỡ trong máu, lượng đường trong máu cao và người muốn giảm béo.
Chất nhầy pectin có khả năng hấp thụ cholesterol và chặn màng ở thành ruột. Từ đó, cholesterol không thể hấp thụ vào máu mà thải ra ngoài qua đường ruột và giúp bạn giảm được pound.
Nước ép của cây lược có tác dụng chữa lành vết thương, đặc biệt là vết bỏng, vì chất nhờn của rau có tác dụng chữa lành vết thương nhanh.
Rau mồng tơi cũng có lợi cho mẹ bầu và thai nhi nhờ axit folic, một trong những vitamin B giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh như tật nứt đốt sống.
Sắt cũng là một chất dinh dưỡng trong rau mồng tơi. Chất này tham gia vào quá trình hình thành các tế bào mới, thúc đẩy sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa ung thư.
Công dụng của rau mồng tơi
Rau mồng tơi có nhiều giá trị dinh dưỡng, vậy nên rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên điển hình thì rau có công dụng tốt nhất sau:
Tác dụng hiệu quả dành cho phái nữ
- Giúp lợi sữa đối với mẹ đang cho con bú: Nếu sau khi sinh bạn gặp trường hợp tắc sữa, ít sữa. Bạn có thể sử dụng rau mồng tơi để kích sữa hiệu quả. Nguyên nhân vì trong rau có chứa vitamin B3, A3 và chất saponin, sắt tốt cho thai phụ. Dòng sữa mẹ ra cũng chất lượng và dinh dưỡng hơn.
- Trong rau có chất axit folic rất tốt đối với phụ nữ mang thai, ngăn ngừa khuyết tật thần kinh bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra còn hỗ trợ sức khoẻ tim mạnh, chống ung thư. Ngoài ra sắt trong rau cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Giúp làn da tươi rẻ, hồng hào và tràn đầy sức sống: Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, tăng độ đan hồi cho da. Bạn có thể ép rau lấy nước cốt để đắp mặt từ 10-15 phút giúp dưỡng ẩm cho da.
Tác dụng tốt cho bé
- Trẻ em đang ăn dặm hay lớn đều có thể ăn rau mồng tơi. Cho bé ăn đúng lượng và đúng tần suất sẽ bổ sung dinh dưỡng tốt. Có thể kết hợp rau nấu canh với nghêu, tôm, cua cho bé ăn vừa ngon lại dinh dưỡng. Tuy nhiên rau có tính hàn nên lưu ý không cho bé ăn khi bị ốm đau, tiêu chảy.
Tác dụng tốt cho phái nam
- Rau mồng tơi giúp cải thiện chức năng sinh lý, giúp nam giới khoẻ mạnh và chống mộng tinh: Đối với nam giới yếu sinh lý, ăn nhiều loại rau này giúp tinh thần tốt hơn, sức khoẻ sinh lý cải thiện đáng kể.
Tác dụng chung
- Thanh nhiệt, giải nhiệt cho cơ thể: Vào mùa nóng, bạn có thể nấu canh rau mồng tơi để ăn giúp hạ nhiệt vì rau có tính hàn. Những bạn có mụn trứng cá vì cơ địa nóng sử dụng rau rất tốt.
- Trị chứng táo bón: Sử dụng rau mồng tơi thường xuyên bạn sẽ không lo việc bị táo bón khó chịu nữa.
- Trị các vết thương và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Chắt nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị được vết bỏng. Người có chứng đa nhức xương khớp ăn rau này thường xuyên sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Giảm chất béo Cholesterol trong cơ thể: Chất nhầy pectin trong rau có tác dụng hấp thụ chất béo. Vậy nên chất béo trong thực phẩm sẽ được thải ra ngoài qua đường hậu môn.
Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không? Cần lưu ý điều gì?
Nếu bạn ăn rau mồng tơi đúng tần suất và liều lượng thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Dù trong rau có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không nên lạm dụng vì trong rau có hàm lượng axit oxalic cao. Bản chất của axit oxalic liên kết với sắt khiến cơ thể khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Từ đó thì cơ thể sẽ bị thiếu chất và suy yếu dần.
Những người không nên ăn nhiều rau mồng tơi bao gồm:
- Những người bị sỏi thận: Trong rau mồng tơi có chứa nhiều chất purin, khi ăn sẽ chuyển hoá thành axit uric, tăng nguy cơ sỏi thận.
- Những người mới đi lấy cao răng: Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng. Cho nên trong 1-2 tuần đầu không nên ăn mồng tơi để răng không bị ố vàng.
- Những người bị đau dạ dày, tiêu chảy: Chất xơ trong rau có thể sẽ khiến dạ dày bị đau nếu ăn nhiều. Những người đại tiện lỏng hay tiêu chảy cũng không nên ăn vì bản chất rau có tính hàn.
Ngoài ra bạn nên chọn điểm bán rau uy tín vì ngày nay hiện tượng rau phun thuốc rất nhiều. Bạn không nên ăn rau mồng tơi với thịt bò vì tính nhuận tràng bị mất đi và tiêu hoá kém. Những người bị táo bón khi ăn món này sẽ bị nặng hơn. Cho nên nếu ăn rau mồng tơi thì phải bổ sung thêm cam, chanh,…thực phẩm chứa vitamin C.
Lời kết
Kết hợp rau mồng tơi đúng cách trong các bữa ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho chúng ta. Hãy nhớ lựa chọn điểm bán rau uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Không nên quá lạm dụng rau khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ bạn nhé!
Tham khảo bài viết: Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mồng tơi chuẩn nhất