Sâu hại rau là một trong những nỗi ưu phiền của bà con trong quá trình trồng rau. Dù hiện nay có rất nhiều phương pháp phòng trừ sâu hại từ đơn giản nhất tới hiệu quả nhất. Nhưng vẫn còn rất nhiều bà con không áp dụng đúng phương pháp phòng trừ với tình hình mình gặp phải. Dẫn tới hậu quả là cách phương pháp phòng trừ không phát huy hết hiệu quả. Trái lại còn làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Và để giúp các bạn có thể lựa chọn đúng phương pháp phòng trừ, Ban Công Xanh sẽ tổng hợp các triệu chứng gây hại phổ biến thường gặp của sâu hai rau.
Triệu chứng gây hại của sâu hại kiểu miệng (ăn bằng miệng)
Ăn khuyết lá
Là triệu chứng phổ biến thường gặp nhất ở rau trồng. Các loại sâu hại điển hình cho triệu chứng này chính là sâu keo, sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh hại rau, sâu khoang, sâu xanh da láng, sâu đo, bọ dưa hại dưa, hại bí, hại bầu,…
Đục lớp biểu bì lá
Biểu hiện của triệu chứng này chính là việc sâu non chui qua biểu bì đục ăn lớp tế bào nhu mô lá. Đường đục thường vòng vèo. Các loại sâu điển hình cho triệu chứng này chính là sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá đậu, bông,…
Cuốn lá
Triệu chứng là một hoặc một vài lá bị sâu non cuốn làm tổ. Sâu non nằm trong tổ ăn gặm biểu bì hoặc ăn khuyết đầu lá. Các loại sâu điển hình chi triệu chứng này chính là sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá đậu, bông,…
Đục thân, đục cành
Đây là một triệu chứng gây hại rất phổ biến và nguy hiểm với cây trồng. Sâu đục thân, đục cành làm khô gãy cành, dẫn đến hậu quả cây bị chết.
Đục quả
Hầu hết các loài cây ngắn ngày và dài ngày có quả đều bị sâu đục quả. Các loại cây bị gây hại theo kiểu đục quả nhiều nhất là các loại đậu, bông, cà chua, và các loại cây ăn quả. Đục quả chủ yếu do sâu non bướm gây ra như sâu bông, cà chua,… Đục quả do sâu non loài ruồi gây ra cũng là một trong những trường hợp rất phổ biến và nguy hiểm cho cây trồng như ruồi đục quả bầu bí, mướp, khổ qua và nhiều loài cây ăn quả (ổi, táo, mận,…).
Đục gốc và ăn rễ
Các triệu chứng điển hình cho loại gây hại này chính là đục gốc mía ở loài bọ hung. Các loài sâu non bọ cánh cứng sống dưới lòng đất ăn phá rễ cây trồng, như loại sâu non bọ nhảy phá hoại củ cải.
Triệu chứng gây hại của sâu chích hút và nhện
Các loại sâu chích hút điển hình thường được bắt gặp như bọ trĩ, rầy, rệp, bọ phấn, bọ xít và nhện thường có chung những dấu hiệu triệu chứng đặc trưng như sau:
- Trên bề mặt phiến lá, bẹ lá hoặc quả của cây trồng có các đốm màu hoặc những mảng lớn của màu khác thường so với những vùng còn lại (thường là màu vàng, hơi đỏ hoặc thâm đen).
- Lá nhỏ và bị xoăn: Là triệu chứng lá nhỏ và xoăn do bị các loại sâu chích hút truyền bệnh virus. Hiện tượng này khi bị nặng có thể làm lá khô vàng, trường hợp này làm cây còi cọc, sinh trường kém và làm giảm năng suất trầm trọng (đặc biệt là các loại rau màu cà chua, dưa leo,…).
- Một số triệu chứng đặc trưng của từng loại sâu hại đặc biệt như bọ trĩ, nhện gặm chích vỏ các loại quả có múi ra hiện tượng da lu (da cám), rầy nâu.
Triệu chứng gây hại của một số loại sâu hại thường gặp
Sâu khoang
Sâu tuổi nhỏ sống tập trung ăn hết thịt lá, chừa lại biểu bì và gân lá. Ở tuổi 3-4, sâu phân tán và ăn khuyết lá hoặc ăn có khi ăn trụi lá. Khi mật độ sâu cao, sâu khoang có thể làm ăn trụi cả thân cây.
Sâu khoang phá hoại mạnh nhất vào khoảng tháng 5-6 hằng năm. Sâu khoang thường được thấy ở bắp cải, rau muống, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, cà,…
Sâu tơ
Sâu tơ phá hoại bộ lá của cây, đặc biệt nghiêm trọng khi sâu tấn công ở giai đoạn mới trồng. Khi mật độ sâu cao, sâu tơ ăn hết thịt lá chỉ còn để trơ lại gân lá làm giảm năng suất cây trồng rõ rệt.
Sâu tơ gây hại quanh năm, tuy nhiên sâu tơ phá hoại mạnh nhất vào vụ đông xuân. Các loại rau màu như su hào, bắp cải, rau cải, súp lơ, cải bẹ… thường bị sâu tơ phá hoại nhiều nhất.
Lời kết
Ban Công Xanh đã tổng hợp các triệu chứng gây hại phổ biến thường gặp ở sâu hại rau. Qua bài viết này, Ban Công Xanh hi vọng các bạn đã có thể xác định được chính xác tình hình mà vườn cây trồng mình gặp phải. Từ đó, có thể lựa chọn chính xác biện phòng phòng trừ hợp lý với tình trạng đang gặp phải. Chúc các bạn có một khu vườn thật tươi tốt.