Chia sẻ kinh nghiệm

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu hại rau

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu hại rau

Rau là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, mang lại lợi ích nhiều cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó rau cũng là thức ăn của nhiều loại động vật, côn trùng vì vậy mà rau thường xuyên bị các loài sâu bệnh gây hại. Vậy làm sao để có phương án phòng trừ sâu bệnh hại hợp lý nhất, Ban Công Xanh sẽ tổng hợp các đặc điểm về hình thái và sinh học của sâu hại rau. Từ đó giúp cho các bạn có thể lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu hại rau hợp lý và hiệu quả nhất.

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu khoang

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu hại rau

Các thông tin cơ bản về sâu khoang

  • Tên khoa học: Spodoptera litura.
  • Họ: Noctuidae.
  • Bộ: Lepidoptera.

Đặc điểm hình thái

  • Trứng: Sâu khoang thường đẻ trứng thành ổ trên lá, một ổ như vậy thường có từ 50-200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500-2000 trứng. Có hình bán cầu, trứng mới đẻ có màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Có lớp lông màu vàng rơm phủ bên ngoài.
  • Sâu non: Có 6 tuổi, khi đẫy sức ở tuổi 6 dài khoảng từ 35-50mm. Lúc mới nở có màu xanh sáng. Sâu non lúc nhỏ thường sống từng đám nhưng sau đó sẽ phân tán đi khắp nơi. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc sọc trắng.
  • Nhộng: Có chiều dài khoảng từ 18-20mm, khi mới hình thành nhộng có màu xanh đọt chuối và mềm. Sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng là màu nâu đỏ và thân cứng. Cuối bụng có một đôi gai ngắn.
  • Sâu trưởng thành: Có màu xám hoặc nâu xám. Cánh trước có màu nâu vàng hoặc màu cánh gián, có các vân ngang màu bạc trắng óng ánh. Cánh sau có màu hơi trắng. Sâu khoang trưởng thành có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm.

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu hại rau 3

  • Sâu khoang có vòng đời khoảng từ 25-48 ngày. Trong đó vòng đời của trứng là khoảng 3-7 ngày, sâu non khoảng 12-27 ngày, nhộng khoảng 8-10 ngày và sâu trưởng thành khoảng 2-4 ngày.
  • Thời gian đẻ trứng trung bình của sâu khoang trưởng thành kéo dài khoảng từ 5-7 ngày, đôi khi đến 10-12 ngày.
  • Sâu trưởng thành hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm, chiều mát và suốt đêm. Vào ban ngày khi có ánh nắng, sâu khoang thường chui dưới tán lá hoặc chui xuống dưới đất để ẩn nấp.

Đặc điểm gây hại

  • Sâu tuổi nhỏ sống tập trung ăn hết thịt lá, chừa lại biểu bì và gân lá.
  • Ở tuổi 3-4, sâu phân tán và ăn khuyết lá hoặc ăn có khi ăn trụi lá.
  • Khi mật độ sâu cao, sâu khoang có thể làm ăn trụi cả thân cây.
  • Sâu khoang phá hoại mạnh nhất vào khoảng tháng 5-6 hằng năm.
  • Sâu khoang thường được thấy ở bắp cải, rau muống, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, cà,…

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu tơ

Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu hại rau 2

Các thông tin cơ bản về sâu tơ

  • Tên khoa học: Plutella xylostella.
  • Họ: Plutellidae.
  • Bộ: Lepidoptera.
  • Loài: P. xylostella.

Đặc điểm hình thái

  • Trứng: Trứng của sâu tơ có hình bầu dục, dẹp, màu vàng nhạt. Trứng của sâu tơ thường đẻ rời rạc ở mặt dưới của lá, gần gân chính.
  • Sâu non: Có 4 tuổi, khi dẫy sức sâu tơ có chiều dài khoảng 9-10mm. Sâu non có màu xanh nhạt, hai đầu nhọn có sự phân đốt rõ ràng. Tuổi nhỏ có màu trắng đến trắng sữa, đầu đen. Sau khi nở sâu tơ non gặm lá, chui vào trong ăn biểu bì của lá.
  • Nhộng: Có màu vàng nhạt, được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp. Thường nằm ở mặt phía dưới của lá.
  • Sâu trưởng thành: Thân dài khoảng 6mm, sải cánh dài trung bình khoảng 15mm. Cánh có màu nâu xám, trên mép cánh trước có ba dấu tam giác màu nâu nhạt ngả trắng. Cánh sau có dải màu trắng (ở con đực) hoặc màu vàng (ở con cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh. Mép ngoài của cánh có lông nhỏ, dài, mịn. Khi đậu cánh khép sát vào thân.

Đặc điểm sinh học

  • Vòng đời của sâu tơ thay đổi theo nhiệt độ. Vòng đời trung bình của sâu tơ kéo dài khoảng 50 ngày khi nhiệt độ thấp và kéo dài khoảng 15 ngày khi nhiệt độ cao. Vòng đời của trứng từ 3-4 ngày. Vòng đời của sâu non từ 7-10 ngày. Vòng đời của nhộng từ 4-7 ngày. Vòng đời của sâu tơ trưởng thành từ 2-5 ngày.
  • Mỗi con cái có thể đẻ từ 50-400 trứng.
  • Sâu non mới nở đục lá thành rãnh. Tuổi lớn sâu thường núp phía dưới mặt lá. Khi bị đánh động, sâu non nhả tơ đưa mình rơi xuống khỏi bề mặt lá. Sâu non khi đẫy sức nhả tơ làm kén ngay trên mặt lá, hóa nhộng.
  • Sâu tơ trưởng thành hoạt động mạnh nhất là từ từ lúc chập tối tới nửa đêm.

Đặc điểm gây hại

  • Sâu tơ phá hoại bộ lá của cây, đặc biệt nghiêm trọng khi sâu tấn công ở giai đoạn mới trồng.
  • Khi mật độ sâu cao, sâu tơ ăn hết thịt lá chỉ còn để trơ lại gân lá làm giảm năng suất cây trồng rõ rệt.
  • Sâu tơ gây hại quanh năm, tuy nhiên sâu tơ phá hoại mạnh nhất vào vụ đông xuân.
  • Các loại rau màu như su hào, bắp cải, rau cải, súp lơ, cải bẹ… thường bị sâu tơ phá hoại nhiều nhất.

Lời kết

Ban Công Xanh đã tổng hợp cho các bạn về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của một số loại sâu gây hại ở rau thường được bắt gặp nhất. Qua bài viết này, Ban Công Xanh hi vọng các bạn đã có thể xác định được vấn đề nếu mà khu vườn bạn gặp phải, qua đó có thể lựa chọn các biện pháp phòng trừ sâu hại hợp lý. Chúc các bạn có một khu vườn thật tươi tốt.

Tham khảo: Cách phòng trừ sâu hại rau hiệu quả tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *