Cây ban công - sân thượng, Rau xanh - củ, quả

Trồng rau kinh giới trên sân thượng

Trồng rau kinh giới trên sân thượng

Trong các loại rau thơm thì kinh giới là một trong những loại được yêu thích và góp mặt trong bữa ăn của người Việt. Rau kinh giới thường được tìm thấy nhiều ở các nước Châu Âu, Đông Á, trong đó có Việt Nam. Nếu bạn là người yêu thích các loại rau thơm thì không nên bỏ qua rau kinh giới thơm ngon, bổ dưỡng này. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách trồng rau kinh giới trên sân thượng cũng như chăm sóc chúng thế nào cho nhanh thu hoạch, khoẻ mạnh nhé!

Rau kinh giới là gì?

Trồng rau kinh giới trên sân thượng 1
Rau kinh giới còn có tên khác là kinh giới rìa, kinh giới trồng, giả tô, khương giới hoặc bạch tô. Nó cũng có tên khoa học là Elsholtzia cristata, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) và có nguồn gốc từ châu Á.

Kinh giới thường mọc ở những địa hình nhiều nắng như khu vực có đồi núi, đất bỏ hoang, bờ sông suối hoặc trong rừng. Cây kinh giới có thân mọc thẳng, hình vuông với chiều cao từ 30 – 50cm. Hoa kinh giới nhỏ, có màu tím nhạt và mọc thành cụm bông ỏ đầu cành. Toàn thân cây (kể cả lá) đều có hương thơm, vị cay hơi nhẵn đắng. Phiến lá dài, thuôn nhọn có hình răng cưa và có cuống.

Rau kinh giới không chỉ được biết đến nhiều bởi hương vị thơm ngon mà chúng còn có nhiều công dụng với sức khoẻ. Cùng điểm qua những lợi ích của loại rau này nhé:

  • Trị cảm cúm
  • Trị dị ứng
  • Trị chảy máu cam
  • Trị mụn

Với những người không có kinh nghiệm sẽ thường nhầm lẫn rau kinh giới và rau tía tô. Tuy nhiên 2 loại rau này có một vài đặc điểm khác nhau dễ nhận biết, cụ thể:

  • Màu sắc: Rau kinh giới có lá màu xanh còn lá tía tô thường là màu tím hoặc có mặt phía trên là màu xanh nhưng mặt dưới là màu tím.
  • Hương vị: Rau kinh giới chứa nhiều tinh dầu nên có vị cay nồng hơn so với tía tô.
  • Hình dáng: Kinh giới có đặc điểm nhỏ hơn chút so với tía tô với chiều rộng trung bình từ 1 – 4cm và chiều dài từ 2 – 5cm.

Các bước trồng rau kinh giới trên sân thượng

Bước 1: Xử lý đất

Kinh giới cũng giống với các loại rau khác là ưa đất tơi xốp, dễ thoát nước. Khi trồng cây cũng phải đánh luống mỗi luống cao khoảng 20 – 30cm. Tuy nhiên, ở những nơi đất cát thì không cần đánh luống mà chỉ cần xẻ các rãnh để thoát nước. Ngoài ra bạn có thể bón phân chuồng trước khi trồng rau kinh giới, sau 15 ngày mới bón thêm các loại phân khác. Đối với những loại đất xấu, bạc màu, khô cằn, bạn cần bón thêm nhiều phân để tăng thêm sự màu mỡ cho đất.

Bước 2: Trồng rau kinh giới bằng cành

Trồng rau kinh giới trên sân thượng 2
Sau khi chuẩn bị đất trồng và chậu thì bạn có thể tiến hành giâm cành kinh giới. Tuyển chọn những đoạn không già quá, có độ dài tầm 15cm và có nhiều mắt lá. Sau đó, bạn cắm ngập vào luống (chừa lại chừng 5 – 7 cm) sau đó thì tưới nước và che nắng. Đợi khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy cành giâm ra lá tức đã thành công.

Bước 3: Chăm sóc cho cây rau kinh giới trên sân thượng

Cần tưới nước cho rau 2 ngày mỗi tuần đặc biệt là vào mùa hè khô nóng. Vào mùa đông nên theo dõi tình trạng đất để cải thiện độ thoát nước cho cây. Nguồn nước tưới thì bạn có thể sử dụng bất kì loại nước nào miễn là duy trì độ ẩm thường xuyên cho chúng vì rau kinh giới ưa ẩm. Ngoài ra nếu bạn muốn cây kinh giới của mình luôn khỏe mạnh và tập trung phát triển phần lá, thì bạn có thể cắt hết phần hoa mỗi khi chúng trổ hoa nhé.

Sau từ 25 đến 30 ngày có thể tiến hành tỉa cây con ra trồng với khoảng cách cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 35 cm. Nên lựa chọn buổi chiều hoặc trời mát để tách cây sau khi tách xong tiến hành tưới nước để cây nhanh chóng bén rễ.

Ngoài ra khi chăm sóc rau kinh giới thì bón phân cũng rất quan trọng:

  • Đợt bón phân đầu tiên sẽ bắt đầu sau 7-10 ngày gieo trồng. Hòa tan phân Urê để tưới cho cây và nên tưới vào buổi chiều mát. Với 10g Urê sẽ tương đương 10 lít nước, sáng hôm sau các bác nông dân nên tưới rửa lá để tránh tình trạng cháy lá.
  • Bón thúc lần 2 là sau khi cấy 3 ngày (Urê + DAP).
  • Bón thúc lần 3 là sau khi cấy 10 ngày (Urê + DAP)

Thu hoạch

Sau 30-35 ngày khi giâm cành, bạn có thể thu hoạch lá để ăn rồi đấy và ngừng hái lá khi cây ra hoa.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *