Chia sẻ kinh nghiệm

Ưu và nhược điểm của tưới nhỏ giọt

Một vài ưu nhược điểm hệ thống tưới nhỏ giọt

Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới cây tiết kiệm nước một cách tối đa nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu nước của loại cây trồng bằng cách cài đặt thời gian tưới trên bộ hẹn giờ. Phương pháp tưới này có nhiều ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng trong thực tiễn nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trồng trọt. Tuy nhiên, phương pháp tưới tự động này vẫn chưa được ứng dụng một cách đại trà rộng rãi. Hãy cùng Ban Công Xanh tìm hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của tưới nhỏ giọt.

Ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt

1. Tiết kiệm nước

Ưu và nhược điểm của phương pháp tưới phun mưa cho rau 3

Việc cung cấp lượng nước thông qua các điểm tưới hoặc các béc tưới, phương pháp tưới nhỏ giọt này sẽ giúp nước sẽ chỉ được tưới ở nơi cần được tưới tránh thất thoát nước một cách tối đa. Ngoài ra tưới nước bằng phương pháp tưới chậm này còn giảm thiểu được lượng hơi nước bị bay hơi. Tránh việc cây chưa hấp thụ được nước mà một lượng lớn nước đã bị bay hơi như các phương pháp tưới khác.

2. Tiết kiệm phân bón

Bằng cách hòa tan các loại phân bón cần thiết vào lượng nước tưới, lượng phân có thể được phân bổ một cách đồng đều với liều lượng vừa đủ cho mỗi cây. Tưới nước đã hòa tan phân bón giúp cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ được dưỡng chất hơn là việc bón phân trực tiếp dưới dạng rắn. Việc hòa tan với phương pháp tưới nhỏ giọt giúp ta có thể tiết kiệm một lượng không nhỏ phân bón hơn phương pháp truyền thống vì nhiều nguyên nhân như: hạn chế việc bị rửa trôi, một phần phân bón bị thẩm thấu sâu xuống đất khiến cây không thể hấp thụ được hay lượng phân bón không đồng đều giữa các gốc cây, có cây ít có cây nhiều.

3. Tiết kiệm chi phí nhân công

Phương pháp tưới nhỏ giọt không phụ thuộc hoàn toàn nhân công nên ta có thể giảm chi phí thuê nhân công so với phương pháp tưới thủ công truyền thống. Thời gian tưới, lượng nước tưới có thể được thiết lập hoàn toàn công nghệ tự động hóa nên có thể đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt nhất dành cho cây trồng. Với sự tham gia của công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa giúp giảm tối đa những rủi ro, sai sót liên quan đến kỹ thuật nhân công, tăng sự chính xác và hiệu quả cho hoạt động canh tác thu hoạch.

4. Duy trì độ ẩm cho đất

Việc tưới nhỏ giọt được thiết lập trong một khoảng thời gian chương trình phù hợp nên đất sẽ luôn được duy trì độ ẩm theo nhu cầu của cây trồng, tạo ra điều kiện giúp cây trồng sinh trưởng tốt nhất, nâng cao năng suất cây trồng.

5. Lượng nước và phân bón được phân bổ đồng đều

Các điểm tưới nhỏ giọt và béc tưới thường có vị trí và lưu lượng tưới cố định nên sẽ đảm bảo lượng nước tưới, phân bón được hòa tan vào sẽ đồng đều trong các lần tưới khác nhau và trên các cây trồng trong cùng một khu vực tưới tránh việc cây trồng nhận nước và phân bón không giống nhau. Điều này làm cho cây trồng sinh trưởng một cách đồng đều, khỏe mạnh, năng suất đồng đều và giống nhau.

6. Giảm bệnh hại cây trồng

Tưới nhỏ giọt giúp ta hạn chế việc bị ngập úng vùng rễ do lưu lượng nước tưới thấp. Việc nước tưới chảy với tốc độ chậm đảm bảo rễ cây không bị ngập úng do dư thừa nước qua đó rễ có thể hô hấp và phát triển một cách khỏe mạnh. Đồng thời, việc tưới nước theo phương pháp này sẽ không làm tăng độ ẩm môi trường, giảm sự phát triển, gây hại của nấm mốc.

7. Giảm chi phi thuốc trừ cỏ

Hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ tập trung vào các vị trí điểm tưới cố định trước nên sẽ hạn chế được sự phát triển của cỏ dại khác với các phương pháp tưới truyền thống khác.

8. Thuận lợi cho việc lắp đặt hệ thống

Ưu và nhược điểm của tưới nhỏ giọt 1

Một ưu điểm nữa của hệ thống tưới nhỏ giọt chính là thuận lợi trong việc lắp đặt không cần phải cắt nối ống mà có thể liên kết trực tiếp với đường ống dẫn nước. Cũng như không cần phải chôn lấp đường ống dẫn nước quá sâu dưới đất. Linh hoạt trong vị trí lắp đặt có thể cố định trong các chậu, trong bồn cây, trên mặt đất,…

Nhược điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt

1. Dễ gây tắc nghẽn

Ưu và nhược điểm của tưới nhỏ giọt 2

Do có sự đặc trưng trong việc hạn chế tốc độ chảy của dòng nước nên đường ống dẫn và béc tưới có cấu tạo đặc biệt nhỏ điều này dẫn tới việc dễ dàng bị tắc nghẽn bởi nhiều yếu tố như các sinh vật hữu cơ, tảo, kết tủa các chất, lắng cặn bụi bẩn phân bón,… Vì vậy nên hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải đảm bảo hoạt động bình thường bằng cách trang bị bộ lọc chất lượng tốt. Ngoài ra hệ thống còn yêu cầu người trực tiếp vận hành phải có kiến thức nền tảng về cách vận hành, bảo dưỡng hệ thống.

Tham khảo sản phẩm: Bộ lọc nước

2. Yêu cầu chuyên môn thiết kế và lắp đặt

Do là phương pháp tưới phụ thuộc vào công nghệ tự động hóa nên hệ thống tưới nhỏ giọt yêu cầu người thiết kế phải có trình độ chuyên môn về hệ thống tưới, cách vận hành, bảo dưỡng hệ thống và xử lý các vấn đề liên quan đến thiết kế, kỹ thuật.

3. Chi phí đầu tư ban đầu cao

Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cũng cần một khoản chi phí khá lớn như chi phí nhân công lắp đặt, chi phí của hệ thống,…

Tham khảo sản phẩm: Combo hệ thống tưới nhỏ giọt

Lời kết

Qua bài viết trên, mong các bạn đọc đã có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích về ưu và nhược điểm của tưới nhỏ giọt. Ban Công Xanh mong rằng phương pháp tưới này sẽ được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Nếu bạn đang tìm một hệ thống tưới nhỏ giọt cho mình thì Ban Công Xanh là nơi bạn sẽ tìm đến.

Xem thêm: Đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ tưới nhỏ giọt ở nước ta

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *