Chưa được phân loại

5 mẹo giúp bạn chọn chậu trồng cây trong nhà vừa đẹp vừa tốt

chọn chậu trồng cây trong nhà

Chọn chậu cho cây trồng trong nhà là một công việc ưa thích đối với hầu hết người chăm cây. Không chỉ đóng vai trò như cái nôi cho cây phát triển, chậu còn như một vật trang trí trong nhà. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn chọn chậu phù hợp như thế nào cho cây.

Vấn đề về kích thước

Cây mua về từ vườn ươm thường trồng trong chậu nhựa, chúng thường chỉ là chậu tạm thời. Vì thế, bạn cần chọn chậu trồng cây trong nhà mới để đảm bảo sự phát triển của cây. 

Trước tiên, cần xác định kích thước bầu đất hiện tại. Sau đó, chọn chậu mới có kích thước lớn hơn chậu ban đầu. Nếu chậu ban đầu có đường kính dưới 25cm, bạn chỉ cần chọn chậu mới lớn từ 2-4 cm. Còn đối với cây trồng trong chậu có đường kính lớn hơn 25 cm, bạn cần chọn chậu mới có đường kính lớn hơn từ 5-8 cm. 

Việc chọn chậu phù hợp với kích thước là rất quan trọng. Một chiếc chậu quá nhỏ có thể khiến rễ bị tổn thương trong khi thay chậu Nhiều người thường chọn một chiếc chậu quá to cho cây. Chậu to hơn cũng đồng nghĩa nhiều đất hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa cây có nhiều dinh dưỡng hơn. Một chiếc chậu quá to có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cây vì chúng sẽ giữ ẩm nhiều hơn và thoát nước kém. Đất ẩm ướt quá lâu sẽ làm thối rễ và thân. Bên cạnh đó, một chiếc chậu quá to cũng làm cây trông mất cân đối, kém tinh tế cho không gian nhà.

Thoát nước là chìa khóa khi chọn chậu trồng cây trong nhà

Cây được trồng ngoài sân vườn thường tiếp xúc nhiều với gió, ánh sáng khiến đất trồng khô nhanh chóng. Vì thế, nếu lỡ tưới nước quá nhiều thì vấn đề cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cây trong nhà thường bốc hơi nước kém hơn. Vì thế, việc thoát nước tốt là vô cùng quan trọng, cần đảm bảo chọn chậu có lỗ thoát nước. Phần nước thừa thoát ra từ đáy chậu còn tạo điều kiện cho oxy xâm nhập vào rễ cây. Bạn cũng nên sử dụng khay hoặc đĩa lót để hứng phần nước thừa, tránh nước thấm hoặc chảy tràn lan trên bàn, sàn nhà. Tuy nhiên, hãy nhớ sau khi tưới khoảng 30 phút, kiểm tra lại đế lót và đổ bỏ phần nước thừa.

Nếu bạn tình cờ gặp một chậu cây đẹp không có lỗ thoát nước, bạn vẫn có thể sử dụng nó. Hã xem chiếc chậu đó như một vật trang trí bên ngoài cho cây. Trồng cây trong một chiếc chậu khác nhỏ hơn và có lỗ thoát nước. Mỗi khi tưới nước, bạn có thể mang chậu ra ngoài và tưới như bình thường.

Về chất liệu làm chậu

Có nhiều chất liệu làm chậu mà bạn có thể chọn cho cây trồng trong nhà. Mỗi loại chậu đều có ưu và nhược điểm riêng. Chẳng hạn như:

  • Chậu nhựa có ưu điểm là rất nhẹ và giá thành rẻ. Tuy nhiên, trừ khi bạn lựa chọn loại chậu nhựa rất cao cấp, chúng thường mang lại cảm giác ít sang trọng.
  • Các loại chậu đất nung là lựa chọn tốt cho cây trồng. Chúng rất thích hợp để trồng các loại cây ưa sự khô thoáng nhờ vào khả năng thoát nước tốt.  Tuy nhiên, chậu đất nung đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên hơn và khó làm sạch.
  • Chậu bằng sợi thủy tinh composite cung cấp nhiều lợi thế số lợi thế.Loại vật liệu này thường rất bền và nhẹ, có khả năng cách nhiệt cho cây. Chúng thường được sản xuất thủ công, vì thế độ hoàn thiện gần như tuyệt đối. Nhược điểm duy nhất của loại vật liệu này là giá thành thường khá cao. Nhưng đó là một sự đầu tư hợp lý. Những chiếc chậu composite thật sự khiến không gian của bạn trở nên sang trọng hơn, hiện đại hơn. 

Các vật liệu khác mà bạn có thể cân nhắc khi chọn chậu trồng cây trong nhà là  kim loại, rổ, gỗ đã qua xử lý hoặc chống mục nát, gốm tráng men và thủy tinh. 

Về màu sắc và kiểu dáng phù hợp với phong cách của bạn

Khi những yếu tố trên đã được cân nhắc, bạn sẽ cần quan tâm đến kiểu dáng, màu sắc chậu phù hợp với không gian. Việc lựa chọn kiểu dáng cũng giống như việc bạn cân nhắc một chiếc sofa, một chiếc tủ cho căn nhà. Bạn cần xác định phong cách nội thất mà mình đang theo đuổi. Mộc mạc, đơn giản với đường nét hoài cổ, những hoa văn trang nhã. Hay những đường kẻ đan chéo theo phong cách hiện đại. Khi xác định rõ kiểu dáng, hoa văn nào phù hợp, chiếc chậu và cây trồng sẽ tạo thành một tổng thể hài hòa cho ngôi nhà của bạn. 

Về bảo quản và giữ chậu trồng cây trong nhà sạch sẽ

Khi tái sử dụng chậu trồng cây trong nhà, bạn cần đảm bảo chúng được vệ sinh sạch sẽ. Hãy làm sạch nó cả bên trong và bên ngoài để tránh những mầm bệnh tiềm ẩn như nấm, rệp,..

Chậu đất nung thường bị đóng mảng trắng hoặc rêu sau khi sử dụng lâu dài. Nguyên nhân là do sự tích tụ khoáng chất sau khi nước bay hơi. Để loại bỏ lớp vỏ này, hãy chà sạch lớp vỏ này bằng miếng cước hoặc bàn chải lông cứng trong dung dịch giấm và nước. Rửa sạch chậu, sau đó ngâm chúng trong dung dịch thuốc tẩy (1 phần thuốc tẩy với 9 phần nước) trong 20 phút để diệt vi khuẩn, nấm hoặc trứng sâu bệnh bám trên chậu. Rửa sạch lại.

Đối với chậu nhựa, làm sạch chậu chúng bằng khăn nhúng nước xà phòng ấm. Chà rửa chậu cho đến khi hoàn toàn không còn đất và cặn bẩn. Ngâm chậu trong dung dịch thuốc tẩy như khi ngâm chậu đất nung.

 Với những lưu ý trên, bạn đã có thể tự chọn chậu trồng cây trong nhà vừa đẹp cho nhà, vừa tốt cho cây. Hãy nhớ rằng chậu trồng cây tốt nhất không phải là cái chậu đẹp nhất, mắc nhất mà là chậu phù hợp với bạn nhất.

Xem thêm:

Ưu điểm chậu nhựa trồng cây so với các chất liệu khác là gì?

Chậu trồng cây bằng đất nung có ưu, nhược điểm gì – mẹo sử dụng thế nào?

Ưu, nhược điểm của chậu trồng cây bằng kim loại và cách khắc phục

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *