Hiện nay, lưỡi mèo được lai tạo rất nhiều giống khác nhau với nhiều màu sắc lạ. Cây rất được ưa chuộng trồng để bàn, để phòng ngủ, sân vườn,… Hãy cùng ban công xanh tìm hiểu cách trồng cây lưỡi mèo qua bài viết sau đây!
Tên và đặc điểm cây lưỡi mèo
Tên thường gọi: Cây lưỡi mèo
Tên khoa học: Sansevieria trifasciata var. hahnii Hort
Họ thực vật: Agavaceae ( Họ thùa)
Cây lùn nhỏ, thân ngắn. Bẹ lá dày, khỏe khoắn xếp thành hoa thị. Nhìn trực diện từ trên xuống trông giống như đóa hoa nở rộ. Cây lưỡi mèo được biết đến với 2 giống chính. Lưỡi mèo sọc: Trên mặt lá có những đốm vằn xanh trắng xen kẽ nhau. Lưỡi mèo vàng: màu xanh xám với mép lá vàng.
Cách chăm sóc cây lưỡi mèo
Lưỡi mèo có tốc độ sinh trưởng chậm. Cây có khả năng thích nghi với những điều kiện sống khắc nghiệt. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ánh sáng cho cây lưỡi mèo
Cây có khả năng chịu bóng bán phần hoặc chịu bóng toàn phần. Cây không chịu được ánh nắng quá gắt. Khi đó cây bị cháy lá, trong thời gian dài cây sẽ chết.
Nhiệt độ cho cây lưỡi mèo
Cây ưa nhiệt độ từ 18- 30 độ C. Trong khoảng nhiệt độ này, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, cây có thể chịu được môi trường nóng khô hạn. Cấy sống được trong môi trường điều hòa nhưng chịu rét kém.
Nước tưới cho cây lưỡi mèo
Lưỡi mèo có nhu cầu nước không cao nhưng ưa ẩm. Để cây tươi tốt luôn giữ ẩm đất trồng cho cây. Tưới nước định kỳ 2-3 ngày/ lần. Tuy nhiên, lá cây có trữ nước. Cây có thể chịu được khô hạn trong một khoảng thời gian dài.
Đất trồng cho cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo trồng đất hay thủy canh đều được. Trồng đất cần lưu ý chọn đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh không bị đọng nước. Khi trồng thủy canh chọn lọ thủy tinh có kích thước phù hợp đổ đầy nước. Bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây. Trang trí thêm những viên sỏi màu sắc thêm sinh động.
Phân bón cho cây lưỡi mèo
Khi trồng chậu trong thời gian dài, đất bị bạc màu nghèo dinh dưỡng. Bón NPK định kỳ 1 tháng/ lần với liều lượng thích hợp. Sau khi bón, tưới đẫm để phân thẩm thấu, cây dễ hấp thụ. Đối với cây thủy canh, mỗi lần thay nước thì bổ sung dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển.
Cách trồng cây lưỡi mèo
Trồng chậu để bàn, cho giá thể vào 1/3 chậu, đặt cây vào giữa chậu. Sau đó cho thêm giá thể vào rồi ém chặt đất.
Trồng cây thủy canh, làm sạch rễ lá cho vào bình thủy tinh có mực nước vừa phải, bỏ sung thêm dung dịch phân bón chuyên dụng. Định kỳ 1 tuần thay nước 1 lần để bổ sung oxi trong nước,tránh nước bị hôi, úng rễ.
Lưỡi mèo là một loài cây được ưa chuộng trong trang trí nội thất để bàn làm việc, bàn học, phòng ngủ,.. mang nhiều ý nghĩa trường tồn, mạnh mẽ và đầy may mắn.
Tham khảo thêm một số bài viết về cây lưỡi mèo: