Số lượng nước tưới cho cây cà phê như thế nào là hợp lý?
Khi cây cà phê cần nước, nhưng lượng mưa cung cấp không đủ thì phải tiến hành tưới nước. Đó là khi độ ẩm ở trong đất xuống thấp nhỏ hơn 28%. Khi tưới nước phun mưa đã tạo ra dòng chảy trên bề mặt thì độ ẩm ở trong đất thường cao hơn 46%. Đối với cà phê trong thời kỳ kinh doanh trong điều kiện khô hạn như vùng Buôn Ma Thuột thì phải tưới lần đầu là 800m3/ha và các lần sau là 600m3/ha, khoảng cách giữa hai lần tưới thường là 3 tuần lễ. Ở những nới thiết các biện pháp che tủ đất, không có cây che bóng và thiếu đai rừng thì khoảng cách này ngắn hơn. Thường trong một mùa khô phải tưới tới 4 lần, năm hạn nặng phải tưới đến 5-6 lần. Lượng nước cần trong một năm cho một hectare cà phê từ 2600m3 – 3200m3.
Tưới nước vào giai đoạn nào là hợp lý?
Sau khi thu hoạch cây cần có thời gian dưỡng sức, phân hoá mầm hoa và cần có một thời gian khô hạn nhẹ. Khi thầy cây đã phân hoá mầm hoa khá đầy đủ, thường lá cuối tháng một, trong tháng 2 dương lịch ở Buôn Ma Thuột thì tiến hành tưới nước lần đầu. Sở dĩ tưới lần đầu phải đẫm cho cây đủ nước đề bung hoa, nếu tưới không đủ nước thì hoa không nở được và có hiện tượng hoa chanh dẫn tới hoa bị khô là giảm năng suất đáng kể. Tưới nước lần đầu hợp lý về thời gian có khả năng làm cho tỷ lệ hoa nở lên tới 60-70%, nếu tưới nước quá sớm thì đất còn đủ ẩm, hoa sẽ nở lai rai và không tiết kiệm được nguồn nước, gây ra lãng phí.
Có mấy cách tưới nước cho cà phê?
Thường trong sản xuất có mấy cách tưới nước như sau:
– Phương pháp tưới phun mưa: Là phương pháp tưới tốt nhất vì làm cho lượng nước phân bố từ từ và đều trên toàn bộ bề mặt đất, ít gây ra xói mòn và xáo trộn cấu tượng của đất, tạo ra độ ẩm thuận lợi cho bung hoa, chi phí đầu tư thấp, ít hư hỏng, dễ vận hành. Xem thêm bài viết “Lợi ích tưới phun mưa”
– Phương pháp tưới gốc: Dùng ống cao su thường có đường kính 50mm đưa nước vào từng gốc. Trước khi tưới nước phải vét bồn xung quanh gốc và tán cây để chứa nước. Không đào bồn quá sâu bởi vì trên 80% trọng lượng rễ tập trung ở tầng đất có độ sâu từ 0-40cm. Đào bồn quá sâu làm hư hại nặng bộ rễ sẽ có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và sự hút chất dinh dưỡng của cây. Khi tưới đề ống nằm ngang trên mặt đất, không cần trút đầu ống xuống đất vì như vậy tạo thành hố làm xáo trộn cấu trúc tầng đất mặt. Khi nước đã đầy bồn thì di chuyển ống sang tưới cây bên cạnh, khi thấy nước ở hố trước đã rút cạn thì quay ống lại tưới tiếp cho đủ lượng khoảng 450 lít/gốc (từ lần thứ hai trở đi). Phương pháp này, bà con thường tưới dư nước (73% hộ dân tưới dư nước), tham khảo bài viết thực trạng tưới cà phê.
– Tưới tràn: Ở những nơi có độ dốc vừa phải có thể làm rãnh rồi dẫn nước vào từng hố để tưới cho cà phê. Phương pháp này tốn rất nhiều nước, ở những nơi có nguồn nấm bệnh ở rễ, rệp sáp, tuyến trùng thông qua phương pháp tưới này có thể tạo ra con đường lây lan nguồn bệnh qua dòng nước. Ở những nơi đã thấy xuất hiện bệnh rễ thì không được tưới tràn.
– Tưới nhỏ giọt: Đây là phương pháp tưới tiết kiệm nước, ít gây những tác động xấu cho vườn cây song phải có thiết bị và hệ thống ống nước hay vòi phun đặc biệt. Khi sử dụng hệ thống này phải được hướng dẫn về mặt kỹ thuật và quản lý có nhiều khó khăn, chi phí đầu tư thường lớn, chi phí vận hành, bảo trì phát sinh nhiều.
Rất hay ! nếu không dám nghĩ dám làm thì không thể thành công,
anh/chị cũng lên nghiên cứu về cây Gỗ Sưa Đỏ, chúng ta có thể tân dụng lối di, khoảng cách giữa các lô cafe.. và xung quanh những trang trại, đây là loài cây cho chúng ta sản phẩm có giá trị như VÀNG…
Phan Thanh