Chia sẻ kinh nghiệm

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng: Dấu hiệu và cách phòng trừ

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng Bệnh thối gốc

Các bệnh thường gặp ở cây xương rồng như bệnh thối gốc, bệnh đốm than, tuyến trùng hại xương rồng, rệp sáp… đều là những loại bệnh có thể khiến cây nhanh thối và chết. Vì vậy bạn cần nắm rõ dấu hiệu bệnh và cách phòng trừ dưới đây.

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng: Bệnh thối gốc

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng Bệnh thối gốc

Loại xương rồng nào cũng dễ mắc bệnh thối gốc và đây là một bệnh nguy hiểm. Triệu chứng của bệnh này đó là trên thân cây sẽ xuất hiện các đốm thối nhiều nước màu nâu đen hoặc các chấm mốc màu trắng, đỏ tía. Sau khi bệnh lan rộng thì cây sẽ bị khô dần mà chết.

Nguyên nhân gây bệnh thối gốc có thể do bón phân chưa hoại, các loại côn trùng gây hại xâm nhập vào các vị trí chiết ghép, tạo điều kiện thuận lợi để nấm phát triển. Vì vậy khi chiết ghép, người trồng cần khử trùng công cụ bằng cồn 70 độ, phun thuốc Daconil 0.1% định kỳ để diệt trừ nấm gây bệnh. Với các cây bị bệnh thì cần nhổ và đốt đi, khử trùng đất.

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng: Bệnh đốm than

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng

Bệnh đốm than ở xương rồng hay còn được gọi là bệnh thán thư, một loại bệnh phổ biến khiến cây xương rồng bị chết khô. Triệu chứng của loại bệnh này đó là xuất hiện các đốm nhiều nước màu nâu nhạt, sau đó các vết đốm này sẽ lõm xuống, trên đốm xuất hiện chấm đen nhỏ lồi lên gọi là quả nấm.

Nguyên nhân gây bệnh đốm than là nấm đĩa gai, loại nấm này không màu, hình bầu dục dài, lông cứng và mọc rải rác. Bệnh thường phát triển ở các loại xương rồng hình cầu. Để phòng tránh bệnh người, người trồng cần để cây ở nơi nhiều nắng, thoáng gió và không nên tưới quá nhiều nước cho cây. Khi phát hiện ra cây bị bệnh thì cần phun thuốc Daconil 0,1% hoặc Boocdo 1% hoặc Topsin 0,1% phun nhiều lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng: Tuyến trùng hại xương rồng

Bệnh thường gặp ở cây xương rồng 1

Loại xương rồng thường bị bệnh này là xương rồng 6 cạnh. Khi bị bệnh, rễ chính và rễ bên của cây sẽ có các u bướu nhỏ, bướu nhẵn lúc đầu và thô dần lúc sau. Trong các u trên thường có các hạt nhỏ màu trắng. Cây bị bệnh sẽ dần chết khô.

Tuyến trùng Meloidogyne incognita Chitwood chính là nguyên nhân gây ra bệnh này. Vào mùa đông, tuyến trùng sẽ trưởng thành, môi trường hoạt động lý tưởng của tuyến trùng này là nhiệt độ ở khoảng 20 – 25 độ C và độ ẩm cao.

Khi phát hiện cây xương rồng bị bệnh thì người trồng phải nhổ bỏ cây và đốt đi. Đồng thời bạn phải khử trùng đất bằng Nemagon 2%, định lượng 3ml/ 1m2. Bạn cần đậy đất lại bằng túi Nylon để xông hơi trong 15 ngày sau khi phun thuốc xong. Nếu cây mới bị nhẹ, bạn có thể bón vào gốc cây Furadan từ 5 – 10 g và dùng thêm Nemagon 0,1% phun vào mỗi gốc với liều lượng từ 10 – 15 ml.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *