Chia sẻ kinh nghiệm

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Việc canh tác nông nghiệp của nhà nông luôn phải đối mặt với những tác động của môi trường như: thời tiết, đất đai, nguồn nước,…Và đặc biệt là các loại sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại phát sinh và gây hại cây trồng, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm sút. Đặc biệt, sâu bệnh hại sẽ phát triển mạnh khi các điều kiện bất thường đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để tránh trường hợp sâu bệnh lây lan và gây thiệt hại nặng nề, người dân cần có hiểu rõ về:” Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến”

Phòng trừ sâu bệnh biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh

Phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sử dụng giống chống chịu

Áp dụng biện pháp canh tác để nhằm thay đổi điều kiện sinh thái, điều kiện sống của ký chủ, nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật gây bệnh để hạn chế sự xuất hiện và phát triển của sâu bệnh hại. Đồng thời sử dụng các loại giống có khả năng chống sâu bệnh hại là một trong những biện pháp hiệu quả được người dân áp dụng từ xưa đến nay:

  • Thường xuyên vệ sinh đất đai nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
  • Sử dụng phân bón hợp lý và chăm sóc các cây trồng cẩn thận để tăng khả năng chống sâu bệnh.
  • Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
  • Luân canh: Trồng các loại cây trồng luân phiên qua các vụ nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh.
  • Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh.

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả không cao và không xử lý được khi dịch hại tấn công.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng thủ công

Biện pháp thủ công cũng thường xuyên được bà nông dân áp dụng: dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành và lá bị bệnh; hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Ưu điểm của phương pháp thủ công là đơn giản, thực hiện dễ dàng, không gây hại môi trường. Và đặc biệt là đảm bảo thực phẩm sạch, hiệu quả khi sâu/bướm mới phát sinh. 

Tuy vậy nhược điểm còn tồn tại là hiệu quả thấp khi sâu bệnh phát triển mạnh, khó áp dụng trên diện tích lớn, tốn nhiều thời gian và công sức.

Biện pháp cơ giới vật lý

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp cơ giớiĐây là biện pháp quan trọng và biện pháp vật lý được ứng dụng phổ biến gồm bẫy ánh sáng, mùi vị, bắt vợt hoặc bằng tay,…Việc sàng sẩy loại bỏ hạt giống không đạt tiêu chuẩn, phơi hạt giống dưới nắng hay chặt đốn cành khô, cành bị bệnh cũng được xem là các biện pháp cơ giới, vật lý.

Ưu điểm: Diệt trừ dịch hại trực tiếp, ít tốn kém, dễ tiến hành. Trong một số trường hợp chúng mang lại hiệu quả cao.

Nhược điểm: Khó thực hiện với dịch lớn.

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng biện pháp sinh học

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng sinh học đó là nuôi các loại sinh vật là thiên địch của sâu bệnh hại cây trồng như ong mắt đỏ, ếch, chim,… hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh.

Biện pháp này có ưu điểm là đạt hiệu quả cao và nhanh chóng, an toàn cho người và các sinh vật khác. Đồng thời. chúng rất thân thiện với môi trường.

Nhược điểm còn tồn tại đó là mỗi loài thiên địch chỉ dùng để tiêu diệt được một số loài sâu bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng biện pháp kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật là một hệ thống các biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác. Biện pháp mà chúng ta thường thấy và được áp dụng phổ biến nhất là kiểm tra, xử lý sản phẩm nông nghiệp.

  • Ưu điểm của phương pháp này đó là ngăn chặn được sâu bệnh hại nguy hiểm lây lan.
  • Nhược điểm đó là tốn công sức và thời gian.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng thuốc hóa học

Đối với biện pháp này, bà con sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc trừ sâu bệnh.

  • Ưu điểm là hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh
  • Nhược điểm là gây độc cho con người, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, gây hại cho các sinh vật có lợi khác trên đồng ruộng.

Để nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục các điểm hạn chế khi diệt sâu bệnh bằng thuốc hóa học, bà con cần lưu ý:

  • Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.
  • Phun thuốc đúng kỹ thuật: Đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, không phun lúc mưa,…
  • Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi phun thuốc bảo vệ thực vật như đeo khẩu trang, găng tay, ủng; đeo kính; mặc quần áo dài; đội mũ,…

Trên đây là những chia sẻ của Ban Công Xanh về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp nhà nông hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Chúc bà con mùa màng bội thu!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *