Lan Ngọc Điếm hay còn gọi là Lan Đai Châu, Lan Nghinh Xuân, Lan Lưỡi Bò. Lan Ngọc Điếm là loại lan đơn thân sinh trưởng đơn lẻ. Lan không mọc theo nhóm, một cây thường có một thân. Lan Ngọc Điếm là loại lan rừng được trồng phổ biến nhất, ra hoa vào dịp tết.
Hôm nay Ban Công Xanh xin được giới thiệu đến những người mới bắt đầu chơi lan Cách ghép lan Ngọc Điếm vào gỗ và dớn bảng. Chúng tôi dùng các hình ảnh sưu tầm được để diễn tả cách làm một cách dễ hiểu hơn. Với những độc giả có những hình ảnh mới, hiệu quả hơn thì hãy chia sẻ lại với chúng tôi nhé!
1. Cách xử lý lan từ rừng về:
- Phân loại lan theo kích cở lớn nhỏ, cắt bỏ những phần rễ hư, lá hỏng, chỉ chừa lại những phần còn xanh tươi.
- Xử lý nấm hại, virut bằng các loại dược phẩm như Kasumin 2L, Afami, Ridomil,…
- Ngâm cây vào dung dịch dinh dưỡng như phân dơi, phân dê hòa tan với nước tầm 4h
- Để cây khô ráo từ 15-25 ngày trước khi bắt đầu ghép vào cội. Phun thuốc trị bênh và sau 7 ngày phun phân để phục hồi bộ rễ.
2. Cách ghép lan ngọc điểm vào gỗ
B1: Có thể trồng lan đứng trên một miếng gỗ, trụ gỗ sẽ giúp cây không bị áp sả vào giá thể. Sau khi phát triển, lan Ngọc Điếm sẽ tỏa ra đẹp hơn.
B2: Nhiều người vẫn thường dùng đinh để đúng vào thớt rồi dùng đinh buộc chặt thân rễ với những cái đinh đó. Tuy nhiên, việc đó không thật sự tốt. Vì khi rễ lan lan phát triển có thể đâm sâu, có thể chạm vào đinh kim loại. Điều đó có thể gây ảnh hưởng gây thúi rễ.
Tốt nhất, thay vì dùng đinh. Chúng ta hãy khoan lỗ trên mặt thớt. Có thể khoan vuông goc 90 độ hoặc xiên chéo với mặt giá thể, đóng những mẩu cây gỗ, đũa gỗ vào. Sau đó buộc chặt lan vào que đũa để cố định lan.
B3: Cài thêm giá thể cho Lan như: xơ dừa miếng, vỏ thông vào gốc để tăng cường việc giữ độ ẩm cho lan. Tuy nhiên tuyệt đối không đăp kín thân lan sẽ làm cho lan bị ngột. Thiếu không khí để rễ và thân hô hấp. Nên chừa một độ thoáng nhất định để rễ lan có khoảng rống mà đâm ra, sinh sôi.
3. Lưu ý về Cách ghép lan Ngọc Điếm vào gỗ
Chú ý đế mặt lưng, bụng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và mọc chồi của Lan sau này. Hãy nhớ rằng, Lan Ngọc Điếm vốn là loài lan rừng. Chúng sinh sống ở trên những cây cao, thoáng gió. Nên việc trồng cây ở những nơi tù túng, ám khí sẽ kiềm hãm sự phát triển của lan.
Rễ lan không được quá ẩm ướt.
Lan Ngọc Điếm rất “ghét” bị di chuyển nhiều, thay đổi chỗ thường xuyên. Nên hãy hạn chế việc thay giá thể cho lan, tốt nhất thì tầm 2 năm mới đổi một lần.
Bài viết vừa rồi Ban Công Xanh đã gửi đến các bạn về Cách ghép lan Ngọc Điếm vào gỗ, hi vọng nó sẽ có thể giúp ích cho mọi người.