Hằng năm có nhiều rác thải nhựa thải ra môi trường, chiếm đa số là chai nhựa, bao nilon. Vì vậy các gia đình nếu sử dụng nhiều chai nhựa thì thay vì vứt đi hãy tái chế lại chúng. Chai nhựa có thể tái chế được thành nhiều dụng cụ có ích, đặc biệt là làm chậu trồng cây. Với chai nhựa bạn có thể làm được các loại chậu từ đơn giản đến phức tạp mà không cần tốn nhiều chi phí. Cùng Ban Công Xanh tìm hiểu cách làm tháp trồng rau bằng chai nhựa trong bài viết này nhé!
Ưu điểm khi tái chế chai nhựa làm tháp trồng rau
Ưu điểm đầu tiên có lẽ là tiết kiệm được tiền bạc, giá thành rẻ mà lại rất dễ kiếm. Hầu như trong gia đình ai cũng có chai nhựa, vì vậy đây là nguyên liệu sẵn có cực kì tiện lợi.
Ngoài ra tái chế chai nhựa có thể giúp giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa. Rác từ nhựa mất rất nhiều thời gian để phân huỷ, có sự đe doạ nghiêm trọng với môi trường. Không ít tổ chức, cá nhân kêu gọi mọi người tái chế chai nhựa để làm những vật dụng tái chế hữu ích. Tất nhiên tái chế chai nhựa để đựng nước, đựng đồ ăn là không nên vì lâu dần nhựa sẽ sản sinh ra chất độc hại cho sức khoẻ con người. Chính vì vậy cách tốt nhất là làm chậu trồng rau, hoa vừa tiết kiệm vừa thoả mãn đam mê làm vườn.
Tái chế chai nhựa làm chậu trồng, tháp rau còn giúp tiết kiệm thời gian, tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để sáng tạo ra những chậu nhựa đẹp đẽ, bắt mắt đặc biệt đối với những người có óc sáng tạo.
Cách làm tháp trồng rau bằng chai nhựa
Nguyên liệu
- Chai nhựa 1,5 lít: tuỳ nhu cầu bạn có thể sử dụng nhiều chai nhựa tương ứng với số tầng tháp bạn muốn (ví dụ muốn làm tháp trồng rau 3 tầng thì sử dụng 3 chai nhựa).
- Kéo
- Dao
- Thanh thép, sắt
Tiến hành thực hiện
Bước 1: Đầu tiên hãy sử dụng các thanh thép hơ nóng để đục lỗ chai. Hãy đục một lỗ nhỏ bằng chiếc đũa trên phần nắp chai và đục lỗ to bằng đường kính cổ chai dưới đáy. Tương tự, tiếp tục thực hiện với những chai khác. Phần thân chai cách khoảng 3cm từ đáy chai thì cắt một ô vuông để cho rau phát triển.
Bước 2: Lồng đầu chai vào đáy của một chai khác sau đó vặn nắp chai để cố định tháp.
Bước 3: Treo tháp trồng rau lên tường.
Lối thiết kế hình tháp như này trông rất tinh tế và nâng cao tính thẩm mỹ, bạn cũng dễ dàng di chuyển hay tháo rời những chậu cây không giống như mong muốn của mình. Bạn có thể tưới cây từ tầng cao nhất, nước sẽ di chuyển dần và cung cấp cho các chai tầng dưới.
Lưu ý khi làm tháp trồng rau bằng chai nhựa
- Làm sạch chai nhựa: Trước khi tái chế nên vệ sinh chai nhựa thật sạch sẽ để tránh tồn tại mầm bệnh, vi khuẩn làm hại cây trồng. Sau khi rửa sạch hãy phơi khô hoàn toàn để đảm bảo vệ sinh hơn.
- Tận dụng tối đa chai nhựa: Trong quá trình tiến hành tái chế nên tận dụng hết tất cả những gì có ở chai nhựa từ chai cho đến nắp chai.
- Không đặt chai nhựa ở nơi ẩm, nóng: Chai nhựa khi được rửa và phơi khô sẽ không còn được trong và cứng như trước, nhựa sẽ mềm hơn nên tránh để ở nơi ẩm nóng làm nhựa mau hư.
Nhược điểm khi sử dụng chai nhựa làm tháp
Chúng ta không thể đòi hỏi quá cao ở những chai nhựa giá rẻ. Chính vì vậy khi làm chậu, tháp bằng loại nguyên liệu này bạn nên cân nhắc vì chúng có nhiều nhược điểm. Đầu tiên là tính thẩm mỹ không quá cao bằng các loại chậu chuyên dụng.
Tuy nhiên nếu trải qua bàn tay sáng tạo, nghệ thuật thì bạn hoàn toàn có thể trang trí sao cho đẹp và bắt mắt hơn. Các chai nhựa cũng không được bền, tuổi thọ ngắn, dùng một thời gian lại phải thay mới. Đặc biệt chai nhựa chỉ trồng được một số loại rau, cải ngắn ngày. Trong quá trình trồng bằng loại nguyên liệu này cũng không thể tránh khỏi việc làm ướt, bẩn nền nhà vì không có hệ thống thoát nước toàn diện như chậu thông thường.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ của Ban Công Xanh về cách làm tháp trồng rau bằng chai nhựa đơn giản, tiết kiệm. Chúc mọi người thành công!
Xem thêm: