Chia sẻ kinh nghiệm

Hướng dẫn cách kiểm tra xem đất có bị nhiễm phèn hay không?

Hướng dẫn cách kiểm tra xem đất có bị nhiễm phèn hay không

Đất có bạn có đang trong tình trạng khô hạn, bề mặt nứt nẻ, thiếu độ ẩm hay không? Nếu có thì có thể đất nhà bạn đang có nguy cơ bị nhiễm phèn rồi đấy! Đất phèn là loại đất khó trồng cây nhất, vì căn bản đất đã bị mất khả năng tái tạo chất dinh dưỡng, hơn nữa còn chứa nhiều chất độc gây hại cho cây trồng. Vậy thì dấu hiệu cụ thể nào cho biết đất có bị nhiễm phèn hay không? Hãy cùng Ban Công Xanh chúng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nguồn gốc của đất phèn

Hướng dẫn cách kiểm tra xem đất có bị nhiễm phèn hay không 1Đất phèn được tạo ra từ quá trình đất chứa axit sulfuric (kí hiệu hoá học là H2SO4). Đây là kết quả của quá trình phân huỷ yếm khí chất hữu cơ từ loại vi khuẩn ưa sulfate (kí hiệu hoá học là SO4²¯ ) gây ra.

Phân loại đất nhiễm phèn

Có hai loại đất phèn cụ thể đó là đất phèm tiềm tàng và đất phèn hoạt động:

  • Đất phèn tiêm tàng (tên khoa học là Potential Acid Sulfate Soils – PASS): Trong đất có chứa sắt sulfate (FeS2) có thể tạo ra axit sulfuric (H2SO4) nếu đất bị đào, xới lên hay bị nước rửa trôi. Độ pH của đất phèn tiềm tàng có thể lớn hơn 7.5 khi FeS2 chưa bị oxy hoá.
  • Đất phèn hoạt động (tên khoa học là Actual Acid Sulfate Soils – AASS) : Loại đất này đã trải qua quá trình oxy hoá tạo ra axit. Khi đất có axit thì độ pH giảm xuống. Có thể thấy được đất có màu vàng hoặc lốm đốm màu đỏ trong tổng thể kết cấu đất, Đất phèn hoạt động có độ pH không quá 4, thậm chí là <2, nhưng thường là 3.5.

Các điều kiện hình thành nên đất nhiễm phèn

  1. Trong đất có lượng lớn lưu huỳnh (S). Chất này thường xuất hiện nhiều trong nước biển. Vậy nên các vùng đất ven biển rất dễ bị nhiễm phèn khi mực nước biển dâng cao.
  2. Yếm khí chất hữu cơ từ loại vi khuẩn ưa sulfate gây ra.
  3. Chất hữu cơ.
  4. Hiện tượng đọng nước mưa, hiện tượng thuỷ triều.
  5. Sắt (Fe) trong đất.
  6. Nhiệt độ > 10 độ C
  7. FeS2 tiếp xíc mới oxy do sự phá huỷ rừng ngập mặn và xây dựng ao nuôi trồng thuỷ sản.

Quá trình hình thành axit trong đất

Hướng dẫn cách kiểm tra xem đất có bị nhiễm phèn hay không 2Khi thuỷ triều lên kéo mực nước biển phủ lên đất, trong nước biết có chứa lượng lớn lưu huỳnh. Khi thuỷ triều rút xuống, cây trên đất bị suy tháo và chết đi. Chất hữuu cơ từ rừng ngập mặn suy thoái (phân huỷ thành rễ, cây thối) trong đất dưới tác dụng vi khuẩn yếm khí phản ứng với lưu huỳnh trong nước biển ở dạng SO42- và sắt ở dạng Fe(OH)2 sẵn trong đất trồng. Phản ứng trên tạo ra sất sulfur (FeS) và pyrite (FeS2) làm cho đất chuyển sang màu đen. Khi này được gọi là đất phèn tiềm tàng với độ pH từ 6.0-7.0.

Thuỷ triều có ảnh hưởng đến sự hình thành đất phèn tiềm tàng từ việc rửa trôi HCO3- (mang tính kiềm được tạo ra từ việc phân huỷ chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, ức chế việc hình thành axit). Nhờ vậy là SO42- được hồi phục lại (đây là nguyên liệu tạo ra pyrite), đất được cung cấp một lương oxy hoá hoàn tan giới hạn cho quá trình hình thành pyrite

Khi bạn xới, đào đất phèn tiềm tàng lên thì pyrite được giải phóng và phản ứng với oxy trong không khí tạo nên sắt 3 và H2SO4 làm đất phèn tiềm tàng chuyển thành đất phèn hoạt động.

Độ pH giảm thấp khiến nhiều hợp chất kim loại nặng như nhôm, mangan bị hoà tan biến chất, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thực vật.

Hậu quả của việc đất nhiễm phèn

1. Ảnh hưởng đến nguồn nước

  • Làm nước trong: Hợp chất nhôm kết tủa trong đất trở thành dạng hoà tan do độ pH thấp. Vậy nên khi hoà tan trong nước, lượng nhôm cao và độ pH thấp làm kết tủa các chất lơ lửng trong nước tạo bông. Bông chìm xuống đáy làm màu có màu xan dương – lục. Độ pH trong nước lúc này khoản 4 – 5. Hoặc nếu nước có màu trắng sữa thì độ pH khoảng 5 – 6.
  • Tạo nhớt trong nước: Sắt III ở đất hoà tan vào nước tạo thành các vũng màu cam nổi trên bề mặt nược. Khi đó, loại vi khuẩn ưa sắt phát triển và tạo mạng dầu, độ pH <3.8.
  • Nguồn thức ăn trong nước bị phá huỷ.
  • Một số sinh vật dưới nước sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi hoạt động sinh lý bình thường của chúng.
  • Thay đổi tính chất hoá học, độ pH trong đất.

2. Ảnh hưởng đến thực vật

Khi nồng độ nhôm trong đất cao sẽ gây độc cho cây trồng. Biểu hiện qua mắt thường bạn có thể thấy là lá có màu vàng cam ở đầu các là rìa, sau dần chuyển qua màu nâu. Hàm lượng nhôm cao sẽ dẫn đến cây bị thiếu lân trầm trọng.

3. Ảnh hưởng đến đất trồng

  • Bề mặt đất xuất hiện lớp muối ẫit trắng mịn (sự kết hợp của muối sắt, nhôm, magie).
  • Bông sắt xuất hiện trong nước khi độ pH <4. Thông thường ta có thể thấy bằng mắt thường bông màu đỏ nâu hoặc nâu vàng. Khi tưới nước sẽ động bông sắt lại trên mặt đất.
  • Đất phèn bị khô sẽ làm thay đổi kết cấu đất. Đất mất độ ẩm và bị co lại, mất khả năng phục hồi, bề mặt đất bị đứt. Hậu quả là đất giòn không có độ xốp dễ bị sụp xuống và gây ảnh hưởng lâu dài.

Hướng dẫn cách nhận biết đất bị nhiễm phèn

Hướng dẫn cách kiểm tra xem đất có bị nhiễm phèn hay không 31. Đất phèn tiềm tàng:

  • Đất ẩm ướt.
  • Màu đất thường là màu xanh xám của sắt hoặc ngả xanh lá.
  • Chứa vỏ sò vì trầm tích từ biển xâm nhập.
  • Chứa các chất hữu cơ phân huỷ có mùi thối.
  • Đất có mùi trứng thối rất hăng do quá trình phân huỷ chất hữu cơ của vi khuẩn yểm khí.
  • Độ pH cao >7.0.

2. Đất phèn hoạt động:

  • Đất khô.
  • Kết cấu tách rời thành nhiều cục.
  •  Màu đất biến đổi từ nâu đậm đến nhạt kèm theo một số đốm vàng hoặc đốm cam.
  • Độ pH thấp <2.0.

Lời kết

Hi vọng sau bài viết này, bạn đã nắm bắt tổng thể được các loại đất phèn, quá trình hình thành đất phèn. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận biết được các đặc điểm xem đất có bị nhiễm phèn hay không, nhờ vậy mà có thể kịp thời áp dụng các biện pháp cải tạo phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Cải tạo đất phèn từ A tới Z

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *