Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Đặc điểm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp

Đặc điểm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp

Đất là một tài nguyên quý giá và quan trọng mà mẹ thiên nhiên ưu ái, dành tặng cho con người. Chúng ta tiến hành canh tác và thực hiện các hoạt động sản xuất với đất trồng. Từ đó tạo ra nguồn thực phẩm nông sản hỗ trợ cho đời sống thêm đủ đầy, no ấm. Tuy nhiên, do nhiều tác động khách quan hay chủ quan mà tính chất đất trồng bị biến đổi. Một số tình trạng đất trồng thường gặp như đất nhiễm mặn, đất nhiễm chua, đất bạc màu, đất thoái hóa,… Trong số đó, đất nhiễm chua hay đất phèn là phổ biến và được quan tâm hơn cả. Vậy, đặc điểm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp là gì? Nếu bạn cũng quan tâm, theo dõi bài viết để rõ hơn nhé.

Tìm hiểu về đặc điểm của đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp

Đặc điểm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp 1Đất nhiễm chua hay còn được gọi là đất nhiễm phèn. Đây là hình thái đất trồng tự nhiên bị thay đổi các tính chất đặc trưng cơ bản do nhiều sự tác động khách quan, chủ quan. Đất nhiễm chua sẽ chứa nhiều hơn các gốc sunfat. Đồng thời độ pH của đất trồng là rất thấp. Đối với những cây trồng canh tác trên đất nhiễm phèn thì chúng không thể sinh trưởng, phát triển một cách thuận lợi. Đa phần sẽ gặp những khó khăn, cản trở làm ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất.

Hiện nay, tình trạng đất nhiễm chua đang rất phổ biến trong canh tác nông nghiệp. Song, tập trung và xuất hiện nhiều nhất ở những khu vực đồng bằng, ven biển. Hay cụ thể là những nơi mà có nhiều xác sinh vật có chứa hoạt chất lưu huỳnh.

Đặc điểm của đất nhiễm chua chính nằm ở thành phần cơ giới. Thành phần cơ giới trong đất phèn là rất nặng. Khi đất khô lại sẽ có hiện tượng cứng, nứt nẻ. Độ chua của đất là tương đối cao, độ pH thường đạt sẽ dưới 4.

Hơn hết, trong đất nhiễm chua thường xuất hiện nhiều chất độc hại. Tiêu biểu như các ion Fe3+, Al3+, H2S, CH4,…. Độ phì nhiêu, màu mỡ thấp. Đất nhiễm chua vừa nghèo đạm, song cũng nghèo mùn. Do vậy mà không dồi dào nguồn dưỡng chất nuôi cây. Với những đặc điểm, tính chất này khiến cho hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi là rất kém. Do chúng không được tạo môi trường lý tưởng để phát triển, không thể làm giàu cho đất.

Đặc điểm của đất nhiễm chua gây hại như thế nào đến cây trồng?

Với những đặc điểm của đất nhiễm chua kể trên thì sẽ cực kỳ gây hại đến sức khỏe cây trồng. Độ pH thấp và lượng ion H+ lại vô cùng cao. Vậy thì bà con nên chọn trồng, canh tác loại cây nào mới là phù hợp? Đa số mọi đối tượng cây trồng ở Việt Nam đều thích hợp sinh trưởng, phát triển trên môi trường đất trồng trung tính. Rất ít khi có những cây ưa sống trong môi trường nhiễm chua.

Đất phèn hoàn toàn không có khả năng tự cải tạo được. Do vậy mà rơi vào tình trạng thiếu mất nguồn dinh dưỡng đa dạng, phong phú nuôi cây. Trong lúc đó, cây trồng có nhu cầu được cung cấp, bổ sung các chất để sinh trưởng, phát triển một cách hiệu quả. Ví dụ rõ ràng nhất có thể thấy trên cây lúa. Rất nhiều trường hợp đã thấy cây chết mạ, chết mầm ngay khi người dân sạ. Do vậy mà phải mất nhiều thời gian, công sức gieo sạ cũng như cấy dặm.

Ở một số trường hợp khác, nhất là giai đoạn cuối vụ lúa. Giai đoạn này thường xuất hiện xì phèn làm cho lá chân cây có hiện tượng bị úa vàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp vô cùng nghiêm trọng đến giai đoạn lúa trổ bông. Song, phần nào cũng sẽ tác động đến chất lượng, năng suất của lúa khi thu hoạch.

Cải tạo đất nhiễm chua bằng công tác bón vôi và phân

Đặc điểm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp 2Bón vôi cho đất nhiễm chua

Sử dụng phân bón và vôi bột được xem là giải pháp cải tạo đất nhiễm chua tự nhiên, an toàn và hiệu quả hơn cả. Mục đích chính của việc bón vôi đó là cung cấp, bổ sung canxi. Canxi là chất xúc tác giúp khử chua rất tốt. Đồng thời nó còn giúp làm giảm bớt đi độc tính có trong sắt và nhôm tự do của đất phèn.

Theo kinh nghiệm, bà con nên tiến hành rải vôi vào đầu và cuối mùa mua. Thực hiện hạ phèn, nâng cao độ pH của đất. Song, không quên sát khuẩn, tạo độ thông thoáng, mát mẻ cho đất trồng nông nghiệp. Bạn có thể tham khảo lượng vôi khuyến cáo để bón cho đất nhiễm chua sau đây:

  • Đất có độ pH 3.5 – 4.5: Bón 2 tấn vôi/ha (200g/m2).
  • Đất có độ pH 4.6 – 5.5: Bón 1 tấn vôi/ha (100g/m2).
  • Đất có độ pH 5.6 – 6.5: Bón 2 tấn vôi/ha (50g/m2).
  • Đất có độ pH > 6.5: Không bón.

Nếu như là đất cát thì mọi người hãy chủ động giảm 50% so với lượng vôi khuyến khích nên bón như trên. Còn đất phù sa thì áp dụng tương tự, không thay đổi.

Bón phân cho đất nhiễm chua

Bên cạnh những lần bón vôi, ta còn phải bón thêm phân bón hữu cơ tự nhiên. Ở đây, chúng tôi khuyến khích bà con sử dụng phân chuồng đã qua xử lý sạch sẽ. Đây là nguồn phân đặc biệt chứa nhiều dưỡng chất đa dạng, phong phú. Kết hợp phân bón hữu cơ khoáng cùng với humic và phân lân nung chảy. Đây là sự kết hợp lý tưởng cho đất nhiễm chua, giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Đồng thời, bổ sung thêm chế phẩm Trichoderma từ 2 – 3 lần mỗi năm. Sự phối hợp chế phẩm với phân hữu cơ càng giúp gia tăng hiệu quả canh tác tốt hơn. Cần duy trì, điều chỉnh mực thủy cấp sao cho thật hợp lý, khoa học.

Tùy vào độ pH đo được của đất nhiễm phèn trước lúc cải tạo và đối tượng cây muốn canh tác để đưa ra những giải pháp thật phù hợp. Tuy nhiên, riêng đặc biệt với đất trồng mà độ pH trong mức 3.5 – 4.5 thì phải cải tạo ít nhất 6 tháng trở lên. Sau đó ta mới được tiến hành canh tác nhé.

Phần kết

Như vậy, Bancongxanh.com đã chia sẻ đến bạn những đặc điểm đất nhiễm chua trong canh tác nông nghiệp. Hiểu rõ những tính chất này của đất trồng sẽ giúp công tác trồng, chăm sóc cây trở nên hiệu quả hơn. Hãy thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng đất, chủ động cải tạo để phát triển nông nghiệp tốt hơn.

Cuối cùng, xin cám ơn vì đã theo dõi và ủng hộ bài viết.

Xem thêm:

Đất nhiễm chua là gì? Cách nhận biết và khắc phục sao cho hiệu quả?

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra đất nhiễm chua trong canh tác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *