Vào tiết trời xuân, có khung cảnh những cây lộc vừng đang trút những chiếc lá cuối cùng. Mùa lộc vừng thay lá lại vào xuân, không giống những loại cây khác thường thay lá vào trời thu. Những chiếc lá rụng khắp mặt đất tạo ra một khung cảnh cổ kính, thơ mộng đặc trưng của Hà Nội. Dù chẳng kiều diễm kiêu sa, lộc vừng vẫn khiến bao trái tim say.
Hồ Gươm có hai cây lộc vừng quý hiếm.
Ở Hồ Gươm có hai cây lộc vừng cổ thụ. Người ta không biết rằng chúng đã ở đó từ bao giờ. Chỉ biết rằng, chúng luôn nằm trong ký ức của người dân nơi đây, của những người xa xứ.
Cây lộc vừng đơn độc như cây “thế” khổng lồ
Tọa lạc ngay chỗ con đường Trần Nguyên Hãn gặp hồ thiêng. Nó như con ngựa tung bờm, chồm vó còn đang hăng phi nước đại, đến đây gặp làn nước xanh rờn nên đành dừng bước.
Cây Lộc Vừng chín gốc
Cây lộc vừng này nằm sát bờ hồ đường Đinh Tiên Hoàng. Cây có tên gọi như vậy cũng bắt nguồn từ hình dáng chín gốc cây độc đáo. Dáng cây cong cong như những thân rồng choãi mình vươn ra mặt hồ. Mỗi năm vào mùa lộc vừng thay lá, cây thả những chiếc lá, hoa của mình tạo ra một tấm thảm lung linh trải khắp mặt đường và hồ.
Bạn cũng có thể chăm sóc cây lộc vừng vào mùa thay lá và ra hoa
Lộc vừng không chỉ được yêu thích ở Hồ Gươm, mà được đón nhận trên khắp mọi miền đất nước. Biết rằng vẻ đẹp của cây lộc vừng vào mùa thay lá thật tuyệt. Không ít người đã cải tạo giống cây lộc vừng để trồng trong chậu tại vườn nhà, ban công. Người ta còn tăng thêm vẻ đẹp cho cây bằng các kiểu tạo dáng bonsai. Thậm chí có đến hẳn hàng chục kiểu tạo thế lộc vừng bonsai đẹp ngỡ ngàng
Những nghệ nhân bonsai còn liệt kê lộc vừng vào hàng tứ quý: Sanh, sung, tùng , lộc. Lộc vừng trong ý niệm người dân ta còn tượng trưng cho sự sung túc, may mắn, bình an. Khi cây ra hoa cũng là điềm báo cho những chuyện vui sắp đến.
Kỹ thuật chăm để cây lộc vừng vào mùa thay lá ra hoa
Giống cây Lộc vừng
Hoa Lộc vừng có nhiều loài khác nhau như lá tròn, lá dài, loài hoa màu hồng, loài hoa trắng,…Ở miền Bắc, ta thường gặp loại lộc vừng hoa đỏ. Còn ở miền Nam thì lộc vừng hoa trắng phổ biến hơn
Đất trồng cây Lộc vừng
Nếu trồng chậu, loại đất dùng để trồng phải là loại đất màu mỡ. Nên trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ để tăng độ thoát nước. Cũng như trộn thêm một chút phân bón. Đất phải tơi xốp, thoáng và dinh dưỡng cao mới giúp Lộc vừng sống khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.
Vế ánh sáng
Cây lộc vừng cần được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng. Ánh sáng cần phủ khắp các phía để cây ra tán đều đẹp. Càng hứng được nhiều ánh sáng, cây lộc vừng có khả năng ra hoa càng sai.
Về nước
Cây lộc vừng thường được bắt gặp phát triển ở ven hồ, hoặc những vùng đầm lầy. Vì thế, cây khá ưa nước. ..Tưới nước cho cây 2 ngày/ lần. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, ta có thể linh hoạt lượng nước tưới và thời gian tưới một chút.
Cây lộc vừng dù ưa nước nhưng không phải vì thế mà trồng cây ở một chậu không thoát nước. Lượng nước tưới bị ứ đọng từ ngày này sang ngày khác có thể khiến rễ cây chết ngạt.
Về phân bón
Đối với cây trồng chậu, cần bón phân định kỳ 2 ngày/ lần. Có thể sử dụng các loại phân vi lượng như NPK, hoặc các loại phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ tổng hợp đều tốt cho cây. Trong giai đoạn sinh trưởng, cây con còn yêu cầu phải bón thêm phân lân. Vào mùa
Làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn
Cây lộc vừng khi thay lá cũng là lúc cây ra hoa. Trước khi lộc vừng vào mùa thay lá 1 – 1,5 tháng cần thúc bằng NPK, phân lân, để cây hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.
Sau vài ngày, lá xanh trên cây chuyển thành màu vàng và sau 3 ngày kế tiếp cây rụng lá hết. Khi lá rụng hết, ta tưới nước vo gạo hàng ngày để kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra.
Dẫu chẳng kiêu sa quý phái, nhưng hoa lộc vừng vẫn chiếm trọn những trái tim say sưa thưởng ngoạn. Dẫu là người thi sĩ, hay là những người dân bình thường, ai ai cũng để ở trong lòng một mùa lộc vừng thay lá ra hoa thật tuyệt vời.
Xem thêm: