Bí quyết chăm cây, Chia sẻ kinh nghiệm

Hướng dẫn trồng xương rồng tai thỏ

Hướng dẫn trồng xương rồng tai thỏ

Xương rồng là một loại cây giàu sức sống tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, luôn vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống. Nói đến xương rồng thì ta sẽ nghĩ ngay đến những chiếc gai nhọn đặc trưng của loài cây này. Cũng vì những chiếc gai mà xương rồng thường không nên trồng trong nhà vì gai nhọn có ý nghĩa không tốt trong phong thuỷ. Tuy nhiên có một loại phù hợp để trồng trong nhà đó chính là xương rồng tai thỏ. Xương rồng tai thỏ được phủ xung quanh bởi lớp gai mềm chứ không phải gai nhọn. Nhờ vẻ đẹp dễ thương mà chúng chiếm ưu thế và được nhiều người ưa chuộng. Vậy cách trồng xương rồng tai thỏ như thế nào?

Thông tin về xương rồng tai thỏ

Hướng dẫn trồng xương rồng tai thỏ 1
Nói đến xương rồng thì ai cũng nghĩ cây có vẻ đẹp gai góc khó gần. Thế nhưng xương rồng tai thỏ lại sở hữu vẻ đáng yêu và rất thích hợp trang trí bàn học, bàn làm việc. Xương rồng tai thỏ có tên khoa học là Opuntia microdasys, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), chúng được tìm thấy ở các khu vực hoang mạc và bán hoang mạc. Sở dĩ có tên gọi này vì hình dáng của chúng làm ta liên tưởng đến một đôi tai thỏ. Cây phát triển gồm một thân chính và mọc ra hai nhánh nhỏ hơn từ thân chính.

Với kích thước nhỏ nhắn nên xương rồng tai thỏ thường được yêu thích trồng trong nhà để trang trí bàn học, bàn làm việc. Gai của loại cây này có thể biến thành lá nếu bạn trồng chúng trong điều kiện râm mát. Xương rồng có thể nở hoa màu vàng hoặc đỏ sau đó kết quả. Quả xương rồng có màu xanh, khi chín thì có màu đỏ. Loại cây này rất dễ chăm và dễ nhân giống. Bạn có thể nhân giống bằng hạt hoặc cành.

Hiện nay giá của một cây xương rồng tai thỏ dao động từ 40.000 – 120.000 vnđ tùy vào kích thước và chất lượng chậu.

Cách trồng xương rồng tai thỏ bằng hạt giống

Xương rồng tai thỏ thường trồng bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên trồng bằng khá phức tạp nên người ta thường ưu tiên nhân giống bằng hạt. Đất trồng cần có độ tơi xốp và thoáng khí, thể sử dụng hỗn hợp đất – đá – sỏi để trồng cây xương rồng tai thỏ. Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu thì bạn đổ đất vào chậu trồng, tưới 1 lớp nước lên tạo độ ẩm rồi gieo hạt giống lên. Cuối cùng rải 1 lớp sỏi mỏng lên trên. Sử dụng túi nilon buộc kín chậu và tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày để hạt nảy mầm. Đợi khoảng 10 ngày, hạt sẽ nảy mầm và mọc ra cây non.

Kinh nghiệm chăm sóc xương rồng tai thỏ

Hướng dẫn trồng xương rồng tai thỏ 2
Xương rồng tai thỏ là một loại cây đẹp nhưng dễ chăm, chẳng cần tưới tiêu hay bón phân nhiều. Mỗi tuần chỉ nên tưới nước 1 lần với khoảng 30 – 40 ml nước tuỳ kích cỡ chậu. Vào mùa đông thì cần tưới ít nước hơn so với mùa hè. Cây xương rồng là loài ưa sáng nên nếu trồng trong điều kiện trong nhà, văn phòng thì nên đem cây ra phơi nắng 2 – 3 ngày một lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây xương rồng

Hướng dẫn trồng xương rồng tai thỏ 3
Nhìn chung cây xương rồng đều rất dễ chăm và có khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh. Các bệnh thường gặp ở cây là nấm, bệnh thối gốc và rệp sáp. Cần thực hiện chăm sóc hợp lý để phòng ngừa bệnh cho cây. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của cây để kịp thời phát hiện ra vấn đề. Khi phát hiện ra thân cây xuất hiện những đốm nâu màu đen thì đó là dấu hiệu của bệnh thối gốc. Lâu dần cây sẽ bị nặng hơn và sẽ chết. Bệnh thối gốc khá khó chữa vì vậy cần thực hiện chăm sóc phòng bệnh tốt bằng cách đảm bảo nhu cầu đất trồng, nước cho cây xương rồng.

Bên cạnh đó, rệp sáp cũng là một loại sâu bệnh chúng ta gặp nhiều ở cây xương rồng. Rệp sáp là loài sâu bệnh có màu trắng, thích hút nhựa cây khiến cây bị yếu dần, chậm phát triển. Cách khắc phục rệp sáp đơn giản nhất là bắt bằng tay hoặc phun thuốc trừ sâu sinh học để loại bỏ.

Lời kết

Giờ đây bạn đã nắm được cách trồng và chăm sóc xương rồng tai thỏ cực kì dễ dàng. Loại cây này không khó chăm, những người chưa có kinh nghiệm nên chọn xương rồng tai thỏ để trồng. Chúc mọi người thành công!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *