Bí quyết chăm cây, Cây hoa hồng, Chia sẻ kinh nghiệm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng để hoa luôn rực rỡ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Để hoa luôn rực rỡ, lâu tàn thì bạn cần hiểu rõ về nhu cầu của hoa cũng như tạo điều kiện để hoa phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số điều cần biết dành cho những người yêu thích hoa hồng.

Hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng dựa trên đặc điểm của hoa

Đây là loại hoa thân gỗ, thẳng và có nhiều cành. Cành và thân của hoa hồng có khá nhiều gai. Viền lá thường có các răng cưa nhỏ, tùy loại hoa hồng mà răng cưa nông hoặc sâu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng

Hoa hồng có nhiều màu sắc khác nhau nhưng mỗi bông hoa có nhiều cánh, cuộn tròn lại và xếp vòng quanh hình nón nhọn dài có dạng giọt nước mắt. Đài hoa hồng màu xanh, hạt hoa nhỏ và có lông, lớp vỏ dày nên khả năng nảy mầm của hạt khá kém.

Cánh hoa hồng tỏa ra mùi thơm nhẹ, khá mềm nên dễ bị dập nát. Mỗi cây chỉ có một màu hoa, tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt, một cây có thể có 2 màu hoa khác nhau.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng

Trồng cây: Việc đầu tiên bạn cần làm là dùng than củi để lót đáy chậu. Việc làm này sẽ giúp thoát nước tốt. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý không dùng than đước có hàm lượng muối cao vì nó sẽ làm hỏng rễ cây. Sau đó, bạn hãy trồng cây vào chậu có kích thước gấ 1,5 – 2 lần bầu đất. Bạn chú ý nên dùng tay nhấn chặt để gốc cây không bị lỏng khi trồng. Tiếp theo, hãy để cây ra nơi thoáng mát khoảng 3 – 5 ngày, thời gian này chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa đủ, không cần tưới quá nhiều nước. Sau khoảng thời gian trên, hãy để cây ra nắng và tăng lượng nước tưới lên.

Sau 4 – 10 ngày, cây sẽ nảy mầm và mọc chồi mới. Vì vậy bạn cần bón phân hữu cơ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng 1

Cách chăm sóc: Nên thường xuyên cắt bỏ lá và hoa hư để tránh lây lan bệnh sang các bông hoa khác. Khi cắt thì cần cắt bấm ngọn thêm 2 tầng lá để cây có sức đâm nhánh mới. Khi nhánh mới có màu đỏ tía đậm thì tức là cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Nếu nhánh mới gầy guộc ốm yếu thì bạn cần tăng cường chăm sóc cho cây trong những lần cắt tỉa sau.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng khi cây bị bệnh

Một số loại bệnh cây hoa hồng thường mắc phải là:

Bệnh phấn trắng: Dấu hiệu của bệnh này đó là trên các lá non sẽ xuất hiện mảng bột phấn màu trắng xám. Khi bệnh phát triển nhanh sẽ khiến lá biến dụng, ít nụ và hoa sẽ không nở, thậm chí gây chết cây.

Bệnh đốm đen: Vết bệnh để lại trên cây là những đốm hình tròn, màu đen bao quanh màu xám. Vết bệnh thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá khiến lá vàng và rụng hàng loạt.

Bệnh gỉ sắt: Trên mặt lá sẽ xuất hiện những chấm nổi màu vàng da cam như gỉ sắt sẽ khiến lá khô cháy, dễ rụng, cây còi cọc và hoa nhỏ.

Bạn cần đến nơi bán thuốc bảo vệ thực vật để chọn loại thuốc phù hợp giúp cây tiêu diệt những bệnh trên.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *