Bí quyết chăm cây, Chia sẻ kinh nghiệm

Tại sao cây xương rồng bị chết? Cách cấp cứu cây xương rồng sắp chết

Tại sao cây xương rồng bị chết? Cách cấp cứu cây xương rồng sắp chết

Xương rồng được biết đến là một loại cây dễ chăm và có thể thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt. Tuy nhiên có không ít lời phàn nàn rằng họ trồng cây xương rồng được một thời gian thì cây chết mặc dù đã chăm sóc cẩn thận. Dù xương rồng có sức sống cao, dễ chăm nhưng chúng cũng có thể bị huỷ hoại nếu chăm sóc sai cách. Đặc biệt đây là loài cây càng chăm càng chết, nhưng nếu bỏ mặc thì chúng cũng dễ chết héo, chết khô. Ở bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu và phân tích tại sao cây xương rồng bị chết cũng như cách xử lý khi cây sắp chết. Cùng theo dõi nhé!

Tại sao cây xương rồng bị chết?

Tại sao cây xương rồng bị chết? Cách cấp cứu cây xương rồng sắp chết 1

Trồng cây cảnh sẽ không tránh khỏi việc cây bị bệnh và chết. Cây trồng cũng giống như chúng ta cần được chăm sóc cũng như đáp ứng nhu cầu nước, dinh dưỡng. Tuy nhiên cây xương rồng là một loại cây dễ chăm và không đòi hỏi nước hay phân bón nhiều. Vậy tại sao cây xương rồng bị chết? Và sau đây là những lí do khiến cây xương rồng bị chết:

Đất trồng thoát nước kém

Đất là yếu tố quan trọng không chỉ riêng xương rồng mà mọi loại cây đều cần. Nếu đất trồng thoát nước kém thì khi bạn tưới nước sẽ khiến cây bị ngập úng. Sau một thời gian cây sẽ bị thối rễ và chết cây nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy để cây xương rồng phát triển tốt nên chuẩn bị đất trồng tốt và phù hợp. Kết hợp thêm các loại giá thể thoát nước tốt như đá trân châu, đá bọt, xỉ than, tro trấu… để tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển.

Cây bị cháy nắng

Tại sao cây xương rồng bị chết? Cách cấp cứu cây xương rồng sắp chết 2

Dù có nguồn gốc từ sa mạc nhưng cây xương rồng vẫn có thể bị cháy nắng nếu trồng sai cách. Xương rồng bị cháy nắng thường xảy ra khi cây xương rồng được trồng trong nhà kính hoặc bị di chuyển đột ngột mà không có thời gian thích nghi. Xương rồng bị cháy nắng sẽ chuyển sang màu vàng và lớp biểu bì chết đi, gây ra sẹo vĩnh viễn, nhưng nhìn chung đây không phải là căn bệnh nguy hiểm và chúng có thể phục hồi. Bạn có thể phòng trừ cây cháy nắng bằng cách xoay chậu thường xuyên để toàn bộ cây có thể nhận đủ ánh sáng. Không nên trồng gần cửa sổ hay ngoài trời dưới ánh nắng gắt mà không có mái che.

Môi trường quá lạnh

Như chúng ta đã biết thì xương rồng là một loại cây bất tử trước khô hạn nhưng lại chịu rét rất kém. Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C – 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 15°C – 28°C. Ở các khu vực có mùa đông lạnh như miền Bắc có thể gây bất lợi cho cây xương rồng. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ cây có hiện tượng xuất hiện những vết thâm đen và chúng sẽ trở nên khô, giòn. Do đó ở những nơi lạnh nên di chuyển xương rồng trong nhà vào mùa đông.

Độ sâu khi trồng cây không phù hợp

Đây là sai làm khá nhiều người mắc phải khi bắt đầu trồng xương rồng hay thay chậu. Trồng xương rồng quá sâu có thể dẫn đến cái chết của chúng. Khi mới trồng có thể giữ cây vững bằng các thanh gỗ thay vì chôn cây quá sâu.

Nhiễm nấm bệnh

Đây là tình huống nghiêm trọng nhất khi trồng cây xương rồng. Cây có thể nhiễm nấm Armillaria, Fusarium và Pytophthora… gây tổn hại đến cây xương rồng. Xương rồng bị ảnh hưởng bởi những bệnh này có thể bị chậm lớn, suy giảm sinh trưởng, thối rữa hoặc đổi màu và thậm chí chết. Những phần bị bệnh rất khó chữa và cách duy nhát đó là loại bỏ chúng.

Cách cấp cứu cây xương rồng sắp chết

Tại sao cây xương rồng bị chết? Cách cấp cứu cây xương rồng sắp chết 3

Nếu xương rồng có một vài dấu hiệu không ổn về sức khoẻ thì bạn đừng lo lắng. Hãy bình tĩnh kiểm tra cây để biết được nguyên nhân cây sắp chết. Cần quan sát xem cây bị thiếu nước hay thừa nước, có bị cháy nắng hay nấm bệnh hay không. Nếu bạn thấy chậu cây xuất hiện những dấu hiệu như co rúm lại, nhăn nheo, rũ xuống… có thể cây bị thiếu nước. Nếu như đất khô hoàn toàn, bạn lập tức tưới nước cho cây.

Kiểm tra xem thân cây có màu nâu hay đen nào không, nếu có thì phải được cắt bỏ. Sau đó để cây một thời gian cho liền sẹo, hồi phục vết thương rồi tiếp tục chăm sóc. Nếu các bộ phận của mặt trời của cây có da hơi vàng hoặc nâu, thì chứng tỏ dấu hiệu bị cháy nắng. Lập tức di chuyển chậu xương rồng của bạn đến nơi khác có bóng mát. Nếu các phân đoạn màu vàng không cải thiện trong một vài tuần, hãy cắt bỏ chúng.

Côn trùng gây hại cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương rồng chết dần. Các loại côn trùng gây hại như: Bọ chét và ve nhện. Nếu không may xuất hiện các loại côn trùng này hãy thoa cồn trực tiếp vào các khu vực bị nhiễm khuẩn bằng tăm bông.

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu tại sao cây xương rồng bị chết và một số cách xử lý khi xương rồng mắc bệnh. Cũng như mọi loại cây, cần xương rồng cần lưu ý các vấn đề sức khoẻ để chúng phát triển tốt nhất. Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích với bạn!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *