Bí quyết chăm cây, Cây hoa hồng

Tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng

Tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng

Hoa hồng là nữ hoàng của các loài hoa, là biểu tượng tình yêu được nhiều người biết đến nhất trên thế giới. Nhắc đến hoa hồng, người ta lại nghĩ ngay đến dư vị ngọt ngào, nồng thắm. Tình yêu giữa người với người, giữa các cặp đôi đã len lõi trong những cánh hoa xinh xắn. Hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng mà cứ phảng phất thật lòng khó ai có thể cưỡng lại được. Song, công tác trồng và chăm hoa cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ. Vậy nên, bài viết này Bancongxanh.com sẽ tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng đơn giản mà hiệu quả. Cùng theo dõi ngay nhé.

Tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng tốt nhất

Tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng 1Hướng dẫn cách trồng hoa hồng đơn giản

Chọn giống hoa hồng

Trong chủ đề tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng, trước tiên ta sẽ bắt đầu với công tác trồng cây. Để có được những bông hoa hồng xinh xắn, đáng yêu, nhà vườn cần tiến hành chọn giống hoa tốt nhất. Tính đến hiện nay, có hơn 350 loài hoa hồng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam chúng ta có khoảng 50 loài. Tùy vào sở thích về màu sắc, đặc điểm mà nhà vườn chọn giống.

Một số giống phổ biến như là:

  • Nhóm giống hoa hồng đỏ
  • Nhóm giống hoa hồng vàng
  • Nhóm giống hoa hồng phấn hồng
  • Nhóm giống hoa hồng sen
  • Nhóm giống hoa hồng trắng
  • Nhóm hoa hồng nhiều hệ pha trộn

Chọn hướng trồng hoa hồng

Hướng nắng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi trồng hoa hồng. Hãy lựa chọn hướng trồng mà mỗi sáng có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuyên. Một số khu nhà phố trồng chen chúc nhau. Chính vì vậy mà thiếu đi ánh nắng Mặt Trời và không có đủ điều kiện để hoa hồng nở xinh.

Đất trồng hoa hồng

Tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng 2Đất sống thì cây khỏe. Với hoa hồng, bạn cần chuẩn bị đất mùn, tơi xốp với khả năng thoát nước tốt. Như vậy thì mới tránh được tình trạng nước bị ứ đọng. Một khi nước ứ đọng thì bộ rễ cây sẽ bị thối và chết.

Bancongxanh.com khuyến khích bạn sử dụng phân bón hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành tính. Đặc biệt áp dụng phương pháp bón lót dưới bầu cây trước lúc trồng hoa bạn nhé.

Trồng hoa hồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng trong chậu thực tế khá đơn giản mà thôi. Bạn hãy lấy tay trái giữ chặt thân cây, còn tay phải lấp đất xung quanh gốc cây một cách thật nhẹ nhàng. Tiếp tục ấn nhè nhẹ để giúp cây được đứng vững. Có như vậy thì mới tránh tình trạng làm cho rễ hoa hồng bị đứt. Khi đã trồng xong, đừng quên cung cấp nước tưới cho hoa hồng thật đẫm bạn nhé.

Căn cứ trên kích thước của chậu trồng, bồn mà nhà vườn sẽ đo đạc khoảng cách giữa những chiếc giỏ ở mức phù hợp nhất. Ta cần đảm bảo chắc chắn rằng lá cây có đủ không gian để hấp thụ nguồn ánh sáng mặt trời. Tuyệt đối không được trồng chồng lên nhau hoặc quá gần nhau. Làm như vậy sẽ dễ khiến cho cây mọc vống cao vì chúng phải cạnh tranh ánh sáng.

Tưới nước đều đặn cho hoa hồng vào mỗi buổi sáng sớm khi đã trồng hoa xong bằng vòi phun nhẹ. Đối với những ngày oi bức, nắng gắt thì bổ sung thêm nước tưới. Điều này để tránh hiện trạng cây bị héo. Lưu ý quan trọng là tưới khi chiều mát, không tưới thời điểm quá trễ. Như vậy sẽ dễ khiến cho nước đọng lại trên lá và nụ. Vấn đề nước đọng qua đêm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hệ thống sâu bệnh và các loài vi sinh vật có hại phát triển.

Cách chăm sóc hoa hồng đúng chuẩn chi tiết nhất

Tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng 3Bón phân cho hoa hồng

Phân bón luôn là một nguồn dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa hồng. Sau khi trồng hoa được 3 – 5 ngày rồi thì ta sẽ tiến hành phun phân bón lá. Lúc này, phân bón lá có công dụng thúc đẩy bộ rễ khỏe mạnh, cứng cáp, hoa ra nhiều và bền màu. Tuyệt đối không tưới phân lên hoa làm hoa chóng tàn.

Thời điểm 10 -15 ngày là lý tưởng để hoa hồng ra rễ, có lá non. Vậy phân bón phù hợp là phân viên nén bón ở xung quanh gốc cây. Bón xong thì ta mới thực hiện lấp đất lại. Tốt nhất bạn nên sử dụng muỗng cà phê để giúp việc định lượng được chính xác nhất.

Thời gian sau này, ta bón phân cứ định kỳ 1 tháng xen kẽ 1 lần phun phân bón lá và 1 lần bón gốc là hợp lý.

Phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa hồng

Công tác trồng và chăm sóc hoa hồng cần chú trọng đến vấn đề phòng trừ sâu bệnh. Trong trường hợp nhà vườn vô tình để cho cây quá khô thì sẽ gây ra hiện tượng xuất hiện nhện đỏ. Lúc này, nhện đỏ hút chích làm cho sức khỏe hoa hồng giảm sút. Khi đó, màu của lá cây cũng nhạt dần, quăn queo rồi rụng đi.

Việc bạn cần làm là lập tức tưới nước, cung cấp thêm độ ẩm, bón thêm phân, bổ sung vi lượng cho cây.

Tỉa cành lá và tỉa nụ hoa

Việc tỉa cánh lá, nụ hoa thường xuyên là điều thật sự cần thiết. Điều này giúp cho gốc cây được thông thoáng hơn và hạn chế vấn đề cây bị nhiễm bệnh. Đồng thời, cũng nên cắt bỏ đi các lá và hoa hồng bị hư. Đây là công đoạn quan trọng để giúp cây hình thành các nụ và hoa chất lượng nhất.

Khi quan sát thấy cây ra nhiều nhánh mới, cành cây mập mạp, màu đỏ tía đẹp mắt thì đó là dấu hiệu cho thấy nhà vườn đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Còn ngược lại, cây ốm yếu, vống lên cao thì cần đẩy mạnh công tác chăm sóc nhiều hơn nữa nhé.

Cắt cành hoa hồng

Đối với kỹ thuật cắt cành, thời điểm phù hợp nhất là khi sáng sớm hoặc chiều mát. Lúc đó, hoa hồng còn nhiều nước, nhiều nhựa. Vì vậy, hoa hồng thường lâu tàn và lâu héo hơn so với bình thường.

Lưu ý trước khi cắt, hãy tưới thật nhiều nước hơn bình thường. Như vậy thì thân cây mới có thể dự trữ đủ một lượng nước nhất định cho hoa hồng nở.

Phần kết

Như vậy là Bancongxanh.com đã chia sẻ tổng hợp cách trồng và chăm sóc hoa hồng đơn giản, hiệu quả. Tin rằng với những kinh nghiệm quý giá này có thể giúp bạn sở hữu một vườn hồng  rực rỡ như ý.

Ngoài ra, để công tác trồng hoa hồng được tốt nhất bạn có thể tham khảo các sản phẩm đất trồng chuyên dụng chất lượng bán tại shop Bancongxanh.com hoặc Giathe.vn!

Xin cám ơn!

Xem thêm:

Chia sẻ cách trồng hoa hồng rễ trần chi tiết nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *