Bí quyết chăm cây, Rau xanh - củ, quả

Trồng mướp bằng hạt bao lâu thì thu hoạch?

Trồng mướp bằng hạt bao lâu thì thu hoạch

Để cây mướp của nhà bạn trĩu quả, bạn phải chú tâm nhiều vào quá trình chăm sóc cây trồng. Mướp vốn là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước. Vậy nên nếu như ta không biết mà làm rãnh thoát nước cho đất, cây mướp sẽ bị thối rễ và chết. Có thể thấy, không chỉ trồng cây thôi là đủ, bạn phải nắm được những kỹ thuật chăm sóc cây mướp cơ bản thì mới đảm bảo được cây phát triển khoẻ mạnh nhất. Bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ kỹ thuật chăm sóc khi trồng mướp và thời điểm thu hoạch phù hợp nhé!

Kỹ thuật trồng cây mướp

Trồng mướp bằng hạt bao lâu thì thu hoạch 1Trước khi trồng mướp bạn cần cày, xới đất kỹ. Phơi ải đất trong vòng 7 ngày trước khi trồng để triệt tiêu mầm bệnh vụ trước. Nếu đất có trường hợp nhiễm phèn, bạn bón vôi thêm cho đất với liều lượng 500kg/ha. Lên luống rộng khoảng 2,5m. Để đất có đầy đủ chất dinh dưỡng bạn cần bón lót cho đất trồng. Theo đó, bạn bón khoảng 18 đến 20 tấn phân chuồng ủ hoai mục, 120kg phân lân và 30kg phân kali cho 1ha đất.

Trên mỗi luống bạn rạch một đường có độ sâu khoảng 1cm rồi tra hạt từ từ. Trung bình cách nhau 30cm bạn tra một nhóm khoảng 2-3 hạt. Về sau khi cây lớn lên, bạn lựa chọn hai cây sinh trưởng tốt nhất để giữ lại, cắt bỏ những cây yếu đi. Mật độ trồng phù hợp là từ 7.000 đến 10.000 cây/ha.

Chăm sóc khi trồng mướp

1. Bón thúc cho cây mướp

Trồng mướp bằng hạt bao lâu thì thu hoạch 2Khi mướp đã leo kín giàn (kể từ khi trồng được khoảng 2 tháng). Lúc này bạn tiến hành tỉa cây, bón thúc là phù hợp. Nếu bạn chỉ tập trung bón thúc cho mướp khi thấy cây sinh trưởng xấu, kém thì khi bón cây sẽ bị lốp phân. Nhiều cây khi leo giàn chỉ phát triển cành và lá, không ra hoa và không có quả.

Lượng bón thúc phù hợp cho 1ha đất bao gồm:

  • Phân đạm Urê: 200kg/ha
  • Phân bón NPK: 300kg/ha
  • Phân bón kali: 30kg/ha

Lượng phân bón trên là tổng số phân bón cho một đợt trồng. Chia nhỏ ra cứ 20 ngày lại bón thúc cho cây một lần bằng cách tưới loãng phân với nước. Nên tập trung bón vào thời điểm cây ra hoa để kích thích mọc nhiều quả.

Nếu thấy lá mướp bị chấm xanh đen, ra ít quả thì đó là dấu hiệu của việc thiếu đạm. Lúc này bạn cần lấy mũi dao sạch rạch đôi đoạn thân cách gốc 1m. Dùng cuốc cuốc đất sâu 20cm cách gốc cây khoảng 1m. Bón vào gốc từ 1 đến 2 kg phân kali clorua.

2. Làm giàn leo cho cây mướp

Khi cây mướp phát triển được 2-3 lá thật, bạn tiến hành làm giàn leo cho cây. Cây đã cao được 20cm thì cắm vào gốc cây một thanh gỗ cao để mướp leo lên giàn. Giàn mướp có thể làm theo nhiều kiểu: giàn chữ A, giàn chữ T, giàn tựa,…Trong đó, nên làm giàn theo kiểu mái bằng giúp cây phát triển tốt nhất.

Giàn mái bằng giúp cây leo lên có thể tiếp xúc được toàn diện với ánh nắng mặt trời. Hệ thống giàn phải đảm bảo vững chắc, tránh mưa bão dễ bị đánh đổ. Sử dụng cọc tre, gỗ hoặc tận dụng cột bê tông có khoảng 2m để làm trụ. Sử dụng dây nilon hoặc dây thép để bắt dây giàn. Khi cây bò đều lên giàn, các bạn cắt bớt lá ở gốc cây cho thoáng và hạn chế sâu bệnh bám vào.

3. Tưới nước

Mướp không thể chịu được úng nước, vậy nên bạn cần chú ý hệ thống thoát nước. Để tránh tình trạng tưới quá nhiều nước, bạn có thể sử dụng hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt,…sẽ hiệu quả hơn. Tưới nước đều đặn cho cây hai lần một ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tùy vào điều kiện thời tiết mà ta có thể giảm hoặc tăng liều lượng tưới phù hợp.

4. Cắt tỉa cho cây mướp

Nếu cỏ ở mật độ vừa phải bạn có thể nhổ cỏ bằng tay. Trường hợp mật độ cỏ quá nhiều, trước khi trồng khoảng 2 tuần bạn nên phun thuốc diệt cỏ Onecide để xử lí.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây mướp

1. Sâu – vật hại mướp

Trồng mướp bằng hạt bao lâu thì thu hoạch 3

  • Chuột: Loài chuyên phá hoại hạt lúc vừa gieo trồng. Để xử lí bạn có thể dùng thuốc chuột Clerat hoặc Phosphure kẽm. Hoặc khi bạn phun thuốc diệt cỏ cũng có thể xua đuổi được chuột vì mùi hôi thuốc khó chịu. Lưu ý nên xử lí trước khi tiến hành trồng cây để tránh ảnh hưởng tới mướp.
  • Sùng đất, sâu đất và dế: Những loại côn trùng này chuyên cắn phá rễ mầm, đọt non và cây non. Để xử lí bạn sử dụng Basudin hạt rải lên đất trồng. Liều lượng phù hợp là từ 10 đến 15 kg/ha, mỗi hốc cây rải 20-30 hạt Basudin.
  • Bọ rùa: Sử dụng thuốc Peran hay Cyperin theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
  • Sâu xanh ăn lá: Sử dụng thuốc Thianmectin 0,5 ME hay thuốc Peran để xử lí.
  • Sâu vẽ bùa: Sâu đục ăn lớp biểu bì làm lá bị cháy, nhiễm bệnh và giảm năng suất. Xử lí bằng Thianmectin 0,5 ME.
  • Rầy mềm: Xử lí bằng hỗn hợp Thianmectin 0,5 ME + Dầu khoáng.

2. Bệnh hại cây mướp

  • Bệnh cháy lá, đốm lá: Xuất hiện các đốm nâu, xám trên bề mặt lá. Xử lí bằng cách sử dụng Than M 80 WP.
  • Bệnh thối rễ: Nhận thấy phần thân xỉn màu. Xử lí No Mildew 25 WP hoặc Marthian 90 SP.

Thời điểm thu hoạch mướp phù hợp

Kể từ thời điểm gieo hạt đến 80-100 ngày sau khi gieo mướp. Bạn có thể tiến hành thu hoạch mướp rồi đó! Thời điểm thu hoạch quả có thể kéo dài khoảng 1 tháng. Trung bình mỗi ha mướp có thể thu hoạch được 40-50 tấn quả.

Nếu bạn có nhu cầu thu hạt làm giống cho mùa vụ sau. Bạn lựa chọn những quả to, chắc chắn, không sâu bệnh. Để lại 2-3 loại quả làm giống lại trên giàn cho đến khi quả già. Ngắt quả phơi cho khô rồi gác lên gác bếp. Sau khi đã khô, thu hoạch phần hạt là tiếp tục phơi khô rồi đem đi bảo quản. Phần xơ mướp còn lại sử dụng để làm vật dụng chùi rửa trong nhà.

Lời kết

Hi vọng sau bài viết, bạn đã biết được những kĩ thuật chăm sóc cây mướp cơ bản để cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Ngoài ra, bạn cũng trả lời được câu hỏi ở tiêu đề: Trồng mướp bằng hạt sau bao lâu thì có thể thu hoạch? Chúc bạn thành công!

Tham khảo bài viết: Tìm hiểu chung về hạt giống mướp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *