Để phát triển tốt nhất, hoa hồng cần một nguồn dinh dưỡng liên tục trong suốt mùa sinh trưởng. Hoa hồng khỏe mạnh không chỉ nở đẹp hơn mà còn có khả năng chống chọi với các vấn đề về côn trùng và bệnh tật tốt hơn. Có rất nhiều loại phân bón khác nhau, vì vậy bạn có thể bối rối không biết chọn phân bón gì cho hoa hồng của mình. Dưới đây là những điều bạn cần biết về các loại phân bón cũng như những dinh dưỡng mà cây cần.
1. Giải mã những chỉ số bạn thường thấy trên phân bón hoa hồng
Khi cân nhắc một loại phân bón, bạn sẽ thấy rằng hầu hết các loại phân bón có ba số. Chẳng hạn như 10-6-4 hoặc 7-8-5. Số đầu tiên luôn là “nitơ”, số thứ hai là “phốt pho” và số cuối cùng là “kali”. Vì thế hình thành nên cụm từ “N-P-K”. Tỷ lệ này đại diện cho các chất dinh dưỡng có sẵn theo trọng lượng trong loại phân bón đó. Các loại phân bón cho hoa hồng và cho tất cả các loại cây luôn và sẽ luôn theo thứ tự này.
Ví dụ như nếu bạn gặp công thức hoặc tỷ lệ phân bón n-p-k là 20-10-5 trên bao bì. Có nghĩa rằng cứ một lượng phân bón nặng 100gram, thì sẽ có 20 gram nitơ, 10 gram phốt pho, và 5 gram kali.
2. Tác dụng của các loại dinh dưỡng đối với sự phát triển của cây hoa hồng
Các chất dinh dưỡng chính (dinh dưỡng đa lượng) mà tất cả cây trồng kể cả hoa hồng cần là nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K).
Nitơ tạo điều kiện cho để cây phát triển những mầm lá mới.. Vì khả năng tạo hoa của hoa hồng nằm trong lá của nó, nên những tán lá khỏe mạnh sẽ cho ra nhiều hoa hơn. Tuy nhiên, lượng nitơ lại dẫn đến việc ra lá quá nhiều, và cây ít ra hoa hơn. Trong khi không đủ nitơ sẽ dẫn đến lá vàng, cây phát triển còi cọc và nở hoa nhỏ hơn.
Phốt pho thúc đẩy cho rễ phát triển rễ khỏe mạnh và tăng khả năng ra hoa. Sự thiếu hụt phốt pho có thể dẫn đến rụng lá, cành hoa yếu và nụ không mở được.
Kali giúp hoa hồng có sức đề kháng tốt hơn trước côn trùng và bệnh hại, hoặc bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thiếu kali có thể cây bị vàng mép lá, thân hoa yếu, chồi kém phát triển.
Đối với hoa hồng bụi khỏe mạnh, một trong những công thức chế độ ăn uống tốt nhất là 7-8-5.
Thực vật, giống như con người, có thể có những gì có thể được gọi là “sự thiếu hụt vitamin.” Vì thế, để phát triển tốt, chúng cũng cần những dinh dưỡng được gọi là “trung lượng” hoặc “vi lượng”. Các thành phần mà cây hoa hồng cũng cần được bổ sung là:
Trung lượng: canxi, lưu huỳnh, magie
Vi lượng: Bo,Be, Mn, Fe, Cu, Clo,..
3. Các dạng thức phân bón cho hoa hồng
Các yếu tố dinh dưỡng của con người như calo và protein có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Với thực vật cũng như vậy. Các chất dinh dưỡng cơ bản cho sự sống của hoa hồng cũng có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều dạng thức khác nhau. Chẳng hạn như dạng viên nén tang chậm, dạng que, dạng dung dịch, hoặc dạng mùn (chất hữu cơ sau phân hủy, hoai mục),..
4. Phân loại phân bón cho hoa hồng
Phân bón hữu cơ cho hoa hồng là tốt nhất và tiết kiệm nhất
Đây là nguồn thức ăn chủ yếu của thực vật trong tự nhiên, khi không được con người chăm sóc. Thực vật lấy dinh dưỡng từ xác động vật, lá, cành chết,.. đã phân hủy trong đất. Ngày nay, phân bón hữu cơ vẫn là loại phân bón được ưa chuộng nhất và được xem là tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta đã có nhiều biện pháp chế tạo để loại bỏ mầm bệnh và giàu dinh dưỡng hơn.
Phân bón hữu cơ không phải là loại có tác dụng ngay tức khắc, nhưng chúng có tác dụng dài lâu. Các loại phân bón hữu cơ ngoài cung cấp dinh dưỡng cho hồng, chúng còn tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển. Theo thời gian, tỉ lệ mùn tăng lên, là cơ sở cho sự bền vững của đất và cây trồng. Xét về góc độ kinh tế, phân hữu cơ mặt bằng chung có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng lợi ích và kết quả bạn thu được là lâu dài.
Các loại phân bón hoa hồng có nguồn gốc hữu cơ được nhiều người sử dụng:
- Bột huyết
- Bột cá hoặc nhũ tương cá
- Bột xương
- Bột huyết
- Chế phẩm đậu nành (hoặc đỗ tương)
- Chế phẩm dịch chuối
- Phân chuồng hoai mục (phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân cá)
- Phân ủ hữu cơ (compost)
Phân vô cơ giá thành rẻ, hiệu quả nhanh
Các loại phân này có lợi thế hoạt động nhanh, cung cấp đúng dưỡng chất mà cây cần. Chúng mang lại hiệu suất kinh tê cao do thời gian ngắn và giá rẻ. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi về việc sử dụng phân vô cơ với sự bền vững môi trường. Các loại phân vô cơ được cho là hoàn toàn không có tác dụng cải tạo đất, mà còn khiến đất nhanh bạc màu.
Những loại phân bón nhanh phổ biến thường được người trồng hoa hồng ưa chuộng có thể kể đến như:
- Phân Ure (đạm), Phân lân (P), Phân Kali (K)
- Phân vô cơ tổng hợp: NPK, DAP
- Các loại phân vi lượng, trung lượng
- Vôi
5. Một số mẹo khi sử dụng phân bón cho hoa hồng
- Độ pH của đất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Đối với hoa hồng, độ pH phải nằm trong khoảng 6,0-7,0. Kiểm tra độ pH của đất trồng hiện tại để xác định xem nó có cần điều chỉnh hay không. Nếu đất vượt quá ngưỡng nêu trên, các biện pháp cải tạo là cần thiết
- Tưới nước cho hoa hồng trước và sau khi bón phân. Điều này sẽ giúp đưa các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn đến rễ và giảm cháy hoặc sốc rễ.
- Tránh bón phân ở những thời điểm quá nóng để tránh cây bị căng thẳng. Giữ cho cây hoa hồng luôn được tưới nước đầy đủ và đợi cho đến khi đất mát đi mới bón phân.
- Nếu bón qua lá, tiến hành phun phân bón cho hoa hồng vào đầu ngày. Điều này giúp hạn chế phân bón bị ứ động ở lá gây nấm bệnh.
- Hãy giữ một cuốn lịch làm vườn hoặc sổ ghi chép để bạn có thể viết ra thời gian và kế hoạch bạn bón phân để không quên.
Xem thêm:
Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu