Bí quyết chăm cây, Cây hoa hồng, Chia sẻ kinh nghiệm

Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng 3

Thời điểm bón phân cho cây hoa hồng

Khi hoa hồng bắt đầu ra rễ ( 10 – 15 ngày sau trồng). Sau đó khoảng 20 – 30 ngày ta có thể bổ sung thêm phân bón cho cây.

Bón phân khi cắt tỉa cành nhánh, sau mỗi đợt hoa khi hoa tàn. Đặc biệt, không thể quên bón khi cây vừa ra nụ hoa.

Tùy thuộc vào từng giống hoa, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khác nhau mà ta cần có những thay đổi phù hợp, tạo môi trường lý tưởng nhất để cây khỏe mạnh.

Cây hoa hồng hấp thụ dinh dưỡng qua bộ phận nào của cây?

Hấp thụ qua bộ rễ

Bộ rễ là cơ quan hấp thụ dinh dưỡng chính để nuôi cây. Rễ hút nước và chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. 

Hấp thụ qua lá

Lá và các bộ phận khác trên cây đều có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.  

Phân bón được hấp thu bởi không bào và khí khổng. Khí khổng có vai trò giúp cây trồng thoát hơi nước và với cơ chế đóng mở nên sẽ có một phần chất tan khi phun qua lá sẽ được hấp thu.

Cây hoa hồng cần những loại dinh dưỡng nào?

Đa lượng: đạm, lân, kali

Trung lượng: canxi, lưu huỳnh, magie

Vi lượng: Bo, Be, Mn, Fe, Cu, Clo,..

Cây cần tất cả những yếu tố dinh dưỡng trên để  phát triển. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của cây mà tăng hay giảm hàm lượng thành phần sao cho phù hợp.

đất trồng hoa hồng Tropical Premium banner

Những loại phân bón có thể bón cho cây

Phân vô cơ

Một số loại phân bón vô cơ phổ biến: phân NPK, DAP, vôi,..

Natri, Kali, Photpho thường có trong phân bón hỗn hợp NPK. Khi chọn mua phân NPK, bạn sẽ bắt gặp những con số như 10-6-4 hoặc 7-8-5. Theo thứ tự, số đầu tiên đại diện cho hàm lượng của “nitơ”, thứ hai là “phốt pho” và cuối cùng là “kali”. Ví dụ như nếu bạn gặp công thức hoặc tỷ lệ phân bón n-p-k là 20-10-5 trên bao bì. Có nghĩa rằng cứ với 100gram phân NPK, thì sẽ có 20 gram nitơ, 10 gram phốt pho, và 5 gram kali.

Một số loại phân bón đa lượng và vi lượng tốt cho hoa hồng:

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ truyền thống : phân xanh, phân chuồng ủ hoai, hoặc phân ủ (compost) từ những thực phẩm thừa trong sản xuất hoặc trong sinh hoạt.

Phân hữu cơ công nghiệp: phân trùn quế, phân dê, phân dơi, phân bò phân hữu cơ tổng hợp,… Phân hữu cơ công nghiệp được sản xuất và xử lý với công nghệ hiện đại với số lượng 

Ngoài những loại phân hữu cơ trên, nhà làm vườn chuyên nghiệp còn chia sẻ họ hay sử dụng chế phẩm đậu nành hoặc dịch chuối – được xem như là thần dược bón cây hoa hồng. Ở châu Âu – xứ sở của hoa hồng, người ta còn chuộng các loại phân bón hữu cơ như: bột cỏ linh lăng, bột tảo bẹ, bột huyết, muối epsom,..

Xem thêm:

Cách làm dịch chuối bón cho hoa hồng

Cách làm phân ủ hữu cơ tại nhà đơn giản

Phân vi sinh

Là chế phẩm phân bón sử dụng dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ được kích hoạt. Chúng phát huy vai trò phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ. Hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

Phân bón qua lá

Dùng để bón thúc trong những giai đoạn thật cần thiết. Phân dạng nước pha loãng như: bón gốc 7 ngày, dưỡng mầm lá,…với nước với nồng độ như hướng dẫn. Sau đó phun qua lá.

sản phẩm trồng hoa hồng

Cách bón phân cho hồng trồng chậu

Bón lót khi chuẩn bị đất trồn

Hoa hồng rất thích đất thịt. Tuy nhiên nếu không có, thì có thể sử dụng các loại đất sạch trên thị trường. Trước khi trồng cần bón lót cho cây bằng một trong loại phân hữu cơ. Sau một thời gian, lượng phân bón chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ cho cây hấp thu. Lượng phân hữu cơ còn giúp cải tạo hệ vi sinh vật trong đất. Sau đó trồng cây vào và ém đất chặt để giữ cây.

Việc bón lót này rất tốt cho cây. Bởi khi cây đang phát triển, thiếu dinh dưỡng sẽ làm cây bị ngưng phát triển vì thiếu chất.

Tham khảo các sản phẩm đất trồng hoa hồng trộn sẵn được khuyến nghị tốt nhất:

đất trồng hoa hồng Tropical Premium banner

Bón phân theo từng giai đoạn

Những cây hồng được trồng chậu khoảng 1 tháng. Lúc này, rễ đã ra ổn định, lượng phân bón lót ban đầu cây sử dụng cũng gần hết.  Người trồng cần bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây.  Và khi mới cắt tỉa song những cành già, cành tăm hay khi hoa tàn. Những giai đoạn này cây đang phát triển lá, nên cần bón phân có độ đạm cao cho cây.

Giai đoạn cây trưởng thành cần bón phân có độ lân cao. Để kích thích rễ cho cây phát triển. Là cơ sở để hình thành nụ và hoa sau này.

Khi cây chuẩn bị đơm nụ cần bón phân có hàm lượng kali cao. Như vậy hoa nở đẹp và to.

Rải phân xung quanh gốc định kì nửa tháng / lần. Rải xung quang miệng chậu với mật độ thưa không quá dày. Tưới phân thì 7-10 ngày/ lần.

Tham khảo các sản phẩm phân bón hữu cơphân bón lỏng tốt nhất cho trường hợp này:

Bón phân theo thể trạng của cây trồng chậu

Đối với những cây khỏe mạnh có thể bón nhiều hơn. Vì lúc này cây đang sung sức phát triển, cần nhiều dưỡng chất để sinh trưởng.

Đối với những cây yếu, cần bón phân ít để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng kịp thời. Cho cây ăn từ từ, tránh bị thừa phân bón làm chết cây. Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể đến từ việc chậu trồng không chứa đủ bầu đất trồng phù hợp so với cây. Vì vậy cần lưu ý chọn chậu phù hợp khi mới bắt đầu trồng hoặc khi thay chậu. 

Những lưu ý trong cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Tuyệt đối không rải phân hay tưới phân trực tiếp vào gốc.Vì phân vô cơ đậm đặc hơn phân hữu cơ, khi bón phân cho hoa hồng không nên bón từng nắm lớn đất khô vì có thể gây bỏng. Thay vào đó, hãy rải phân mỏng và đều xung quanh cây và xới nhẹ vào đất ẩm hoặc ướt. Thời điểm tốt nhất để bón phân là trước khi trời mưa hoặc trước khi tưới nước. Để phân cách xa gốc mía và cành ghép, tưới nước đầy đủ cho cây sau khi bón phân.

Đặc biệt vào những ngày mùa hè, nắng nóng nên hạn chế bón phân. Giảm phân đa lượng (phân có hàm lượng NPK cao). Tập trung vào cung cấp phân hữu cơ và phân vi sinh là chính. Có thể hòa trùn quế hay phân vi sinh tưới cho cây. Những phân này mang tính mát, làm cho cây bền và ổn định hơn.

Không bón phân khi cây ra hoa. Chỉ bón phân trước khi cây ra hoa và sau khi hoa đã tàn.

Không bón phân khi cây đang chịu hạn, thiếu nước, hoặc khi cây đang bị bệnh.

cách bón phân cho hoa hồng
cách bón phân cho hoa hồng

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *