Cây phát tài là loại cây may mắn được ưa chuộng dùng để trang trí nội thất, văn phòng công ty,… Làm thế nào để có một cây phát tài đẹp?
Tìm hiểu về cây Phát tài
Tên thường gọi: Phát tài, thiết mộc lan
Tên khoa học: Dracaena fragrans
Họ thực vật: Dracaenaceae (họ huyết giác)
Cây phát tài có 2 loại dễ phân biệt ở màu lá. Cây phát tài lá xanh trơn và cây phát tài lá xanh sọc vàng. Hiện nay, cây được tạo dáng ở 2 kiểu là phát tài gốc và phát tài khúc. Tùy vào sở thích mà chọn cây vừa ý.
Là loài cây thân gỗ, thân thẳng và dài, đường kính từ 3-8 cm tuỳ vào độ trưởng thành của cây. Những cây phát triển lâu năm đường kính thân có thể lớn hơn nhiều. Cây có dáng vững chãi, lá đẹp thường được dùng làm cây nội thất – cây văn phòng. Đặt cây nơi phòng làm việc, phòng họp mang đến không gian xanh mát.
Kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng cây phát tài
Cây phát tài có đặc tính khi cưa ngang thân thì chồi mới sẽ mọc gần vị trí vết cưa đó. Chính vì vậy, mà cây phát tài được nhân giống bằng cách cắt 1 đoạn thân rồi đem giâm.
Dựa trên đặc tính đó mà cây được tạo hình phát tài gốc và phát tài khúc. Phát tài gốc sử dụng kỹ thuật cưa các đoạn thân cành lớn kích thích cây ra chồi mới trên gốc cây ban đầu. Việc cưa này lặp lại nhiều lần để tạo nên một cay phát tài gốc đẹp.
Những đoạn thân được cưa đi không đem bỏ mà sử dụng trong việc tạo phát tài khúc. Phát tài khúc là kết quả của việc cắt ghép những đoạn thân lại thành những cụm 3 hay cụm 5 với chiều cao xen kẽ.
Lưu ý: phải sử dụng vôi hay keo chuyên dụng bôi lên với cắt ở đầu trên. Hạn chế vi khuẩn, nấm thừa cơ xâm hại gây nhiễm trùng vết cắt thối chết cây.
Cách nuôi dưỡng để có cây Phát tài đẹp
Cây phát tài hay còn gọi là Thiết mộc lan thuộc nhóm cây dễ sống, ít tốn công chăm sóc.
Ánh sáng và vị trí đặt chậu
Cây phát tài ưa ánh sáng nhẹ từ 60%-90%. Cây đặt trong môi trường ánh sáng yếu sẽ không có tuổi thọ cao. Cây sinh trưởng, phát triển kém. Tuy nhiên cây cũng không chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp hay cường độ chiếu sáng cao. Lúc này lá cây sẽ bị cháy. Trong thời gian dài, cây sẽ chết.
Khi trồng nội thất chọn những nơi có vị trị có ánh sáng nhẹ. Trước hiên nhà, gần cửa kính phòng khách, đại sảnh,.. là những vị trí khá thích hợp. Mà không cần phải di chuyển cây hứng nắng định kỳ. Với những vị trí có ánh sáng yếu hay không có ánh sáng mặt trời mà chỉ có ánh sáng của đèn. Cần mối tháng 1 -2 lần mang cây ra hứng sáng 1-2 ngày để cây quang hợp. Khi mang ra ngoài không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây. Như vậy cây sẽ bị sốc cây yếu đi trái ngược với mong muốn ban đầu.
Nhu cầu nước
Cây có nhu cầu nước trung bình. Khi mới ươm cây cần tưới nước mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tà. Đặt cây ở nơi râm mát. Khi thấy chồi mới phát triển khỏe mạnh có thể giảm bớt số lần tưới. Tưới định kỳ 2 ngày 1 lần. Vào nhũng ngày nóng oi bức tưới mỗi ngày 1 lần. Để cây luôn tươi. Vào những ngày mưa hay nhiệt độ thấp như tỏng không gian nội thất thì giảm bớt số lần tưới. Chỉ tưới khi thấy đất trong chậu khô.
Đất trồng
Đất trồng cây phát tài là hỗn hợp đất thịt, tro trấu, xơ dừa với ít phân bò hoai. Sao cho đảm bảo đất trồng có độ thông thoáng để bộ rễ phát triển. Rễ phát tài dạng rễ chùm phát triển rất mạnh. Trồng chậu từ 1 -2 năm cần thay đất cho cây đồng thời cắt bỏ bớt rễ già rễ chết.
Phân bón
Bón phân định kỳ 1 tháng 1 lần cho cây. Đối với cây trồng trong nhà thì mang cây ra dưỡng rời mới bón phân. Các loại phân bón phổ biến NPK, DAP, phân hữu cơ hôn hợp,…
Kỹ thuật cắt tỉa
Lá cây phát tài thường hay bị vàng khô ngọn lá. Tỉa theo theo dạng lá để đảm bảo tính thẩm mỹ của cây. Lá phát tài khi già khô không tự rung mà dính trên thân nên chú ý lột bỏ các lá để cây phát tài đẹp.
Trồng lâu năm, thân cây cao mất đi vẻ đẹp ban đầu, dễ dỗ ngả. Có thể cưa cây ở chiều coa mong muốn. Ít lâu thì gần vị trí vết cưa, cây sẽ cho ra chồi mới.