Kỹ thuật trồng cây huyết dụ
Giới thiệu về cây huyết dụ
Cây huyết dụ hay còn gọi là cây phật dụ, cây thiết dụ. Tên khoa học là (tên khoa học Cordyline terminalis (L.) Kunth) thuộc họ loa kèn. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới. Cây huyết dụ là loại cây bụi, cây cảnh lá. Có hoa mọc ra từ nách lá. Cây thường được làm cảnh trong nhà, văn phòng hoặc ngoài trời. Cây thân gỗ lâu năm, thân mảnh, có thể cao đến 3m, không phân nhánh. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm trên đỉnh, có màu xanh hoặc màu đỏ tía. Phần đuôi lá bao lấy thân.
- Màu sắc của cây huyết dụ rực rỡ của huyết dụ tạo thành điểm nhấn cho nơi được trưng bày, và mang lại may mắn cho gia chủ.
- Cách nhân giống giống cây huyết dụ: Huyết dụ nhân giống bằng cách giâm cành. Chỉ cần cắt cành, giâm vào đất ẩm, cây sẽ nhanh chóng ra rễ. Ngoài ra, còn có thể gieo hạt cho nhiều cây con.
- Đất trồng cây huyết dụ: Huyết dụ thích hợp với mọi loại đất trồng tơi xốp, thoát khí, thoát nước, giữa ẩm tốt. Cây huyết dụ có thể trồng được trong chậu cỡ đường kính khoảng từ 20cm trở lên cho mục đích cây cảnh quan, đặt ngoài ban công hoặc trong phòng.
- Điều kiện ánh sáng cho cây huyết dụ: Cây huyết dụ thích hợp với độ chiếu trung bình và cao từ 50 – 90%. Như vậy cây huyết dụ về cơ bản có thể trồng được ngoài ban công, sân thượng hoặc bất kỳ nơi nào có thời gian chiếu sáng khoảng 4 tiếng ánh sáng. Đối với mục đích trồng cây huyết dụ làm cây cảnh quan trang trí đặt trong phòng, thì nhớ mỗi tuần mang cây ra nơi có ánh nắng mặt trời ít nhất 02 ngày.
- Cách tưới cây huyết dụ: cây huyết dụ có nhu cầu nước trung bình. Tưới nước để giữ độ ẩm cho đất trồng.
Cây huyết dụ là loài cây phổ biến ở nước ta. Nó hầu như trồng khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam. Thường được sử dụng trong nhà thuốc đông y. Thường chữa các bệnh về máu như cầm máu hoặc rong kinh ở phụ nữ, trĩ, chảy máu cam, v..v Có 2 loại huyết dụ, một loại lá toàn màu tím và loại một bên mặt màu tím còn lại màu xanh. Trong đông y thường dùng loại có 2 mặt đều là màu tím.
Có hai cách trồng cây huyết dụ: gieo hạt và giâm cành. Trong đó, giâm cành là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Cách trồng cây huyết dụ bằng giâm cành
Trồng cây huyết dụ bằng giâm cành được thực hiện như sau:
–Cắt cành – nhân giống cây huyết dụ: Cắt cành dài khoảng một gang tay. Tức là trong khoảng 20 – 30 cm. Sau đó giâm vào trọng bị đã bỏ đất sẵn nếu bạn dùng để kinh doanh cây cảnh. Nếu không trồng trong chậu chuẩn bị sẵn có đất. Khi cắt nên dùng dao, kéo sắc bén để không làm bầm cây, giúp tỷ lệ sống sót của cây cao hơn. Vì lá sẽ bị rụng khi giâm vì vậy không nên để lại lá. Chỉ nên giữ lại thân để giâm là được. Sau khi giâm sẽ ra lá mới trở lại.
-Giâm – trồng cây huyết dụ: Khi giâm nên để ở bóng râm một thời gian khoảng từ 2 tuần đến 20 ngày. Và nhớ giữ cho đất ẩm tơi xốp. Để cây mau ra rễ. Có thể nhúng trong dung dịch kích rễ để cây nhanh ra rễ (N3M). Nên giâm cành ở độ sâu 5 – 6 cm