Điều quan trọng khi trồng cây nội thất là cây phải phát triển khỏe mạnh và thể hiện được hết giá trị của nó. Đặc biệt là các loại kiểng lá như trầu bà chân vịt, cần chăm sóc sao cho lá ra đẹp, xanh tươi. Cây trầu bà chân vịt hay trầu bà khía là một trong những loại cây nội thất dễ trồng, dễ chăm. Thế nhưng nếu không chăm sóc kĩ cây có thể mắc các bệnh về lá như vàng lá, héo lá. Cây trầu bà chân vịt bị héo lá là hiện tượng hay gặp và cần được xử lý kịp thời. Cùng Ban Công Xanh tìm hiểu nguyên nhân tại sao trầu bà khía bị héo lá và cách khắc phục nhé.
Tại sao cây Trầu bà chân vịt vị héo lá?
Cây bị khô héo là hiện tượng không hiếm gặp khi trồng cây cảnh. Nếu chăm sóc không kĩ sẽ xuất hiện dấu hiệu lá cây bị khô, héo và rũ xuống. Dần dần cây sẽ thiếu sức sống và chết dần. Có nhiều nguyên nhân khiến trầu bà chân vịt bị héo lá. Nguyên nhân lớn nhất nằm ở cách chăm sóc của chúng ta. Khi chúng ta không biết cách chăm cây. Hoặc không quan tâm đến cây thì câu rất dễ héo lá và chết. Cụ thể, cây trầu bà khía sẽ bị héo lá do:
- Tưới nước sai cách: Có 2 sai lầm khi tưới nước đó là tưới ít nước hoặc tưới quá nhiều nước. Nếu cây thiếu nước, đất bị khô thì sẽ khiến cây bị héo lá và chất. Khi cây thiếu nước sẽ có dấu hiệu vàng lá, lá khô và giòn. Còn nếu tưới quá nhiều nước sẽ xảy ra hiện tượng úng rễ, thối rễ dẫn đến cây bị héo lá. Cây bị thừa nước lá sẽ chuyển màu, héo rũ và dễ rụng.
- Ánh sáng: Trầu bà chân vịt là cây nội thất, vì vậy ưa sống trong môi trường râm mát, phát triển tốt trong điều kiện trong nhà. Do đó nếu đặt cây ở vị trí có ánh sáng quá mạnh dễ khiến lá bị khô héo, dễ rụng. Cây trầu bà chân vịt thích ánh sáng tán xạ hoặc ánh sáng gián tiếp. Nhưng nếu trồng cây ở bóng râm lâu ngày cũng dễ khiến cây bị héo lá.
- Thiếu dinh dưỡng: Để lá phát triển đẹp, xanh mướt thì phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy cần bón phân theo nhu cầu của cây. Trầu bà chân vịt cần bón phân 1 lần/tháng, nếu công việc quá bận mà quên bón phân cho cây thì cây rất dễ bị héo lá, rụng lá.
- Đất: Đất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của lá. Trầu bà khía cần loại đất tơi xốp, thoáng khí. Vì vậy nếu sử dụng đất khô, thiếu dinh dưỡng để trồng trầu bà dẫn đến cây không thích nghi được và khô héo.
Chăm sóc cây Trầu bà chân vịt bị héo lá
Để chăm sóc trầu bà khía xanh tốt trở lại, bạn phải tìm ra được nguyên nhân cây bị héo. Cây bị héo lá có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều cách khắc phục khác nhau.
Đầu tiên cần quan sát đất, vị trí ánh sáng và độ ẩm. Nếu cây bị héo lá do thừa nước, thiếu nước thì cần điều chỉnh lại lượng nước tưới. Trầu bà khía cần lượng nước ít nhưng phải cung cấp nước thường xuyên cho chúng. Còn nếu trầu bà bị héo do ánh sáng thì nên chuyển cây đến vị trí khác phù hợp hơn. Trầu bà khía phát triển tốt khi trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ, tốt nhất là đặt ở vị trí cách xa cửa sổ. Sau đó kiểm tra phân bón, xem mình đã bón phân cho cây và bón đúng cách hay chưa. Trầu bà chân vịt cần được bón phân mỗi tháng bằng phân NPK hoặc phân trùn quế. Kiểm tra đất, nếu thấy đất khô, không tơi xốp, thoáng khí thì nên thay đất cho cây.
Mọi người cũng có thể thay chậu cho cây trầu bà chân vịt để cây phát triển tốt hơn. Chuyển trầu bà khía sang một chậu khác thoát nước tốt hơn, có lỗ thoát nước. Trong quá trình chăm sóc phải quan sát xem cây có dấu hiệu nào bất thường nữa không. Đặc biệt nên kiểm tra côn trùng trên lá cây, nếu xuất hiện các loại bọ gây hại cho cây thì phải bắt bằng tay hoặc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
Lời kết
Để cây trầu bà chân vịt không bị héo lá thì tốt nhất nên chăm sóc cây khoa học, hợp lý. Dù cây dễ chăm, ít bệnh nhưng hãy dành ra một ít thời gian để chăm nom cây. Cây trầu bà chân vịt bị héo lá thường gặp nhưng rất dễ khắc phúc. Chúc mọi người thành công!
Bài viết liên quan