Hoa lan

Kỹ thuật trồng lan con từ chai mô

kỹ thuật trồng lan nuôi cấy

Tự tay mình trồng và chăm sóc những cây lan còn bé xíu đến khi cây trưởng thành là một điều vô cùng thú vị. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng lan con từ chai mô – môi trường nuôi cấy qua bài viết sau đây.

kỹ thuật trồng lan con từ chai mô

Chuẩn bị vật liệu trồng

Dụng cụ trồng

Kẹp gắp có gắn bông gòn ở đầu. Việc này giúp làm giảm xự tổn thương đối với cây con.

Cây móc giúp lấy cây lan ra khỏi môi trường thạch nuôi cấy.

Dao, kéo cắt cành được tiệt trùng.

Chậu trồng lan

Khay ươm

Chất trồng – Giá thể trồng

Than gỗ: cần được đập nhuyễn. Ngâm nước   vôi trong để khử trùng hoặc nước trắng cho than ngậm nước và chìm. Khi thấy than củi có dấu hiệu chìm là chúng ta có thể sử dụng để trồng lan.

Vỏ thông: Ngâm nước 3-10 ngày cho no nước. Sau đó ngâm nước vôi trong hoặc Physan 20 hoặc Benkona trong thời gian 30 phút. Rồi rửa lại bằng nước trong và sử dụg.

Dớn mềm: Cần ngâm nước để dớn mềm ra.

Xơ dừa: Có 2 loại Xơ dừa. Xơ dừa đã được xử lý và xơ dừa từ vỏ trái dừa khô. Đối với xơ dừa nguyên bản  cần phải xử lý kĩ để loại bỏ chất chát.. Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm vừa đủ để bó cây lan con, đập tơi miếng xơ dừa đã được cắt và tiếp tục xả nước 2 – 3 lần. Ngâm cho no nước và nhả toàn bộ chất chát, chất mặn, tanin có trong xơ dừa. Ngâm xơ dừa trong thuốc nấm ở nồng độ 1‰. (có thể sử dụng xơ dừa trong vòng 3 – 4 giờ sau khi ngâm thuốc nấm).

Sử dụng  1 trong các loại giá thể trên đều được. Hay có thể  kết hợp các loại giá thể trên đều được.

Kỹ thuật trồng lan con từ chai mô – nhân giống In-vitro

Cây lan con rất dễ bị úng thối do úng nước hay độ ẩm cao. Cây  lan con trong phòng thí nghiệm được nuôi dưỡng trong môi trường vô trùng. Nhiệt độ mát mẻ  dao dộng từ 21oC- 23oC, pH 5,2. Khi đưa ra môi trường tự nhiên, khí hậu nhiệt đới là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh gây hại. Khi chuyển cây con từ chai nuôi cấy ra ngoài cần có một giai đoạn chuyển tiếp.

Chọn Chai Mô Giống

Chọn cây lan con khỏe mạnh, có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh.

Lá có màu xanh đặc trưng của giống.

Chiều cao cây con từ 3 – 5cm. Cây con có chiều cao thấp hơn khó phát triển.

Cây con khỏe mạnh, không có nấm trắng.

Môi trường thạch bên trong chai vẫn còn.

kỹ thuật trồng lan con từ chai mô

Giai đoạn làm quen thích nghi với môi trường vườn trồng

Không ra chai ngày mà để yên từ 5-10 ngày. Đặt chai ở nơi không có ánh sáng trực tiếp. Đặt chai mô vào vườn ươm cho thích nghi dần điều kiện vườn ươm. Ở giai đoạn này, nhiệt độ nơi trồng không được quá 25oC. Ẩm độ không khí tương đối cao từ 80% – 90%.

Kiểm tra độ ẩm, tình hình cây giống trong chai mỗi ngày.

Tách cây con từ chai mô

Cho nước sạch vào chai mô. Rồi lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây ra. Rồi dốc ngược vào thau nước sạch, cây và thạch sẽ trôi ra.
Rửa sạch môi trường bám trên lan con bằng nước sạch. Thao tác nhẹ nhang, tránh làm tổn hại đến lá, rễ…

Khuấy nhẹ khoảng 10  vòng cho thạch đóng trong rễ tách ra (rửa khoảng 2-3 lần). Không ngâm trong nước quá 5 phút. Để quá lâu lá, rễ có bị thương thì dễ bị úng, thối chết.

Hoặc sử dụng cây móc và kẹp gắp, gắp từng cây con từ chai mô ra ngoài. Thao tác nhẹ nhàng.

kỹ thuật trồng lan con từ chai mô
kỹ thuật trồng lan con từ chai mô

Xử lý cây giống

Ngâm cây giống với phân bón và thuốc để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây và xử lý nguồn bệnh.

  • Thuốc trị nấm (Citizen 75WP,Thuốc trị nấm bệnh Bordeaux M 25 WP …). Với liều lượng: 0.5 gam/ 5 lít nước sạch
  • Ngâm nước có pha kích thích rễ (Phân bón lá Root 2, Thuốc kích rễ N3M)…. Với liều lượng:Root 2: 0.8 ml / 5 lít nước sạch, N3M: 1 gam/ 10 lít nước sạch. Ngâm từ 5 – 7 phút.

Sau đó cây ra nhẹ nhàng để ráo nước trên rổ . Nhớ giữ ẩm cho rễ và lá cây giống không bị héo.

kỹ thuật trồng lan con từ chai mô
kỹ thuật trồng lan con từ chai mô

Tiến hành trồng cây vào chậu:

Quấn quanh lớp rễ bằng 1 miếng dớn mềm. Phần cổ rễ phải nằm hoàn toàn trên bề mặt dớn, chỉ có phần rễ là tiếp xúc với dớn. Không nên nhét dớn quá chặt và quá nhiều. Sẽ làm cho bộ rễ của cây không thông thoáng dễ gây úng rễ, thối cây.

Hoặc sở dụng giá thể là xơ dừa. Vắt khô miếng xơ dừa đã được xử lý. Rồi quấn quanh rễ cây lan con cho vừa tay. Sau đó cho vào vỉ trồng lan cấy mô.

Sau đó cho các chậu cây vào khay, đem ra vườn ươm. 

Chăm sóc cây lan con sau khi trồng

Không nên sử dụng phân bón vào 2 tuần đầu tiên. Chỉ tưới nước cho lan 2 lần/ngày. Gia giảm lượng nước tưới tùy theo thời tiết. Không nên tưới sau 4 giờ chiều.

Tuần thứ 3 phun Vitamin B1 với nồng độ 1ml/lít nước (2 lần/tuần). Nên phun phân vào buổi sáng để cây con hấp thụ tối đa.

Tuần thứ 4 trở đi, có thể phun phân NPK 30-10-10 kết hợp phân hữu cơ sinh học BiO-1 và Vitamin B1 phun luân phiên từ 1 – 2 lần/tuần. Nồng độ phân tưới cho lan con như sau:

– Phân NPK 30-10-10 dùng 0.5 – 1 g/lít nước.

– Phân hữu cơ sinh học BiO-1 dùng 1 – 2 ml/lít nước.

– Vitamin B1 dùng 0.5 – 1ml/lít nước.

Phòng trừ sâu bệnh: Phun phòng định kỳ 15 ngày/lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc chống nấm bệnh khác nhau. Để tránh xảy ra hiện tượng lờn thuốc.

Lưu ý: Liều lượng phân bón cho lan lan nuôi cấy phải rất loãng. Chỉ pha với liều lượng 30% so với liều lượng của nhà sản xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *