Chia sẻ kinh nghiệm, Hoa lan

Sâu bệnh trên lan – Nỗi lo người trồng

sâu bệnh trên lan

Những loại sâu bệnh trên lan là sự quan tâm và lo lắng cho hầu hết người trồng lan.Các loài côn trùng gây hại chỉ lan chỉ làm lan bị chậm sinh trưởng còi cọc. Nhưng các loại bệnh so nấm và vius gây ra làm cho cây có nguy cơ bị chết. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Vì vậy việc phòng ngừa các loại sâu bệnh vẫn là biện pháp chính.

Nguyên nhân chính gây một số sâu bệnh trên lan

Khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh và côn trùng gây hại. Khi trồng lan phải giữ nơi trồng sạch sẽ, đủ dộ ẩm nhưng thoáng mát. Không khí tù hãm không thông thoáng sẽ là một ở bệnh tiềm tàng.

Sử dụng phân hữu cơ truyền thống không được chế biến kỹ lưỡng mang nhiều mầm bệnh cho lan. Trong phân vẫn còn các bào tử nấm bệnh, viruss, nhộng kén côn trùng,…

Sử dụng các dụng cụ kéo, dao trong quá trình tách chiết không được tiệt trùng. Tăng nguy cơ nhiễm trùng, cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập hại cây.

Một số bệnh trên lan do nấm và vi khuẩn gây ra

Bệnh thối đọt

Nguyên nhân

Do nấm Phytophthora palmivora gây ra

Biểu hiện

Khởi đầu đọt non bị thối sau đó lan dần xuống giả hành. Tuy nhiên bệnh này chỉ làm cho các giả hành con bị thối. Các giả hành già, giả hành đã trưởng thành sẽ không bị ảnh hưởng.

Bệnh này rất nguy hiểm dối với lan mới chiếc hay những cây lan nuôi cây mới đưa ra trồng vườn. Bệnh thối đọt sẽ làm chết cây từ từ.

Cách phòng trị

Cắt bỏ ngọn thối của cây phong lan đang bị sâu bệnh rồi phun thuốc diệt nấm Carboxin hay Validacin.

Bệnh khô căn hành (bệnh đen thân)

Nguyên nhân

Do nấm Fusarium oxysporum gây ra.

Biểu hiện

Bệnh này thường xảy ra trên giống Cattleya. Khởi đầu bề mặt biểu

bì của căn hành và phần tiếp giáp giữ giả hành và căn hành. Kéo dài sẽ lan sang các giả hành khác. Phần bị nhiễm bệnh mềm đi và  chuyển sang màu nâu sẫm. Bệnh bộc phát giết chết cây rất nhanh. Bệnh làm cây yếu đi rõ rệt và giết chết toàn bộ các mắt ngủ của cây. Điều trị đúng cách, bệnh sẽ ngưng phát triển, các chỗ bị nhiểm bệnh khô lại.

Cách chữa

Tác những cây bị bệnh riêng, cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm. Phòng trừ các cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào thuốc trừ nấm. Các loại thuốc diệt nấm: Carboxin 1/2000 (lg thuốc hoà trong 2 lít nước) Zineb: 3/2000; Benlat: 1/2000.

Bệnh ở đỉnh lá

Nguyên nhân

Do tưới phân bón hoặc thuốc quá liều cho cây rất dễ bị hư rễ, cháy lá

Biểu hiện

Cuối đỉnh lá lan trở nên vàng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lan dần từ đỉnh ra toàn bộ lá. Và cuối cùng sẽ rụng đi với những cây lan khỏe mạnh. Với những cây lan yếu, bệnh sẽ xâm

sâu bệnh trên lan

nhiễm nhanh chóng xuống giả hành lan xuống tận căn hành. Sức đề kháng của cây yếu nên cây sẽ chết.

Cách phòng trị

Khi cây bị ngộ độc, vitamin B12 sẽ giúp phục hồi giải độc hiệu quả, lấy lại sức. Cây ra rễ mới và xanh trở lại. Pha 2 ml/ lít nước rồi phun trực tiếp lên lan. Cần phun ba lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Phun định kỳ 1 tháng 1 lần để giải độc cho vườn cây.

Ngoài ra cây cũng có hiện tượng này khi bị thừa nắng, nhiệt độ cao. Lá bị vàng úa dần. Bị nặng cây sẽ bị bỏng lá. Lúc này cần chuyển chậu cây vào môi trường phù hợp.

Bệnh đốm lá

Nguyên nhân

Do nấm  Cerosporo gây ra.

Biểu hiện
sâu bệnh trên lan

Trên lá xuất hiện các đốm vàng nhỏ. Thường hình thoi hoặc hình tròn nhỏ. Xuất hiện ở mặt dưới lá của phong lan. Bệnh nặng làm lá vàng, chóng rụng. Cây cằn cỗi, sinh trưởng kém. Cây bị suy yếu tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác xâm hại. Bệnh hại phổ biến trên giống lan Oncidium và Dendrobium.

Cách phòng trị

Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa ở những nơi có độ ẩm cao. Hay cây lan bị thiếu lân. Cần bổ sung dưỡng chất cho cây kết hợp với phun thuốc trừ nấm để hạn chế bệnh.

Bệnh bỏng nước trên lá (thối mềm) do vi khuẩn

Nguyên nhân

Do vi khuẩn Pseudomonas hay vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

Biểu hiện

Trên lá xuất hiện các vết bỏng mọng nước và lây lan nhanh chóng.

sâu bệnh trên lan

Nếu không kiểm soát, bệnh sẽ trở thành dịch lây sang các cây khác. Khi chà lên các vết đốm bỏng nó rỉ ra nước màu nâu nhạt. Bệnh thường xuất hiện trên lan Hồ Điệp và Cattleya.

Cách phòng trị

Cách ly cây lan nhiễm bệnh ra khỏi các cây lan khác. Bởi thứ dịch lỏng cây tiết ra làm lây bệnh sang những cây khác. Loại bỏ hết các chỗ nhiễm bệnh. Cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải khử trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và phun thuốc Physan 20. Pha 1 thìa súp với 4 lít nước sau đó phun lên cây. hoặc lấy vôi bôi vào vết cắt. Ngừng tưới nước 1-2 ngày.

Bệnh thán thư

Nguyên nhân

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Biểu hiện
sâu bệnh trên lan

Vết bệnh thường hình tròn, nhỏ, màu nâu vàng, xuất hiện từ mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình từ 3-6 mm. Giữa vết bệnh hơi lõm màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ, màu nâu đỏ. Trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh thường hại nặng trên giống phong lan Oncidium.

Cách phòng trị

 Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên cần ngừa trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 1 hoặc 2 tuần phun 1 lần. Trong mùa mưa cần phun 5-7 ngày/lần.

Bệnh thối rễ

Nguyên nhân

Do nấm gây ra phổ biến nhất là Fusarium oxysporum, Schiect.

Biểu hiện
sâu bệnh trên lan

Cây lan héo rũ. Rễ trở nên xốp và chuyển sang màu nâu. La lan trở nên nhắn nhúm và úa vàng.

Cách phòng trị

Thay chậu khi nghi ngờ cây bị bênh trên.Dùng dao hay kéo tiệt trùng cắt bỏ hết rễ hư. Sử dụng chậu mới và giá thể mới để trồng lại. Nhúng hay nhấn chìm cây bệnh từ 10 – 15 phút trong thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm là Vithi M – 70 BTN) hoặc Iprodine (tên thương phẩm Rovral 50 WP). Pha nồng độ 1 – 2‰ (1 – 2 phần ngàn) cũng có thể phun qua lá cách nhau 7 – 10 ngày 1 lần.

Một số loài sâu hại – côn trùng gây hại cho lan

Nhện đỏ

Biểu hiện

Nhện đỏ thường xuất hiện sớm ở mặt dưới của lá .Chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh, cắn hại lá. Nhện chích hút dịch bào trong mô lá hoa lan tạo ra các đốm li ti dầy đặc màu nâu, rồi thành từng đám lớn. Khi bị hại nặng ở đằng sau lưng lá cây phong lan xuất hiện các sợi tơ, làm cho lá bị vàng đi, khô và rụng.

Cách phòng trừ

Dùng thuốc hoá học Methylated Spirit, Kelthane 1 thìa cà phê/1L nước. Hay Malathion 30g/20L nước phun liên tục l – 2 lần/tuần.

Bọ trĩ (Thrips palmi)

Biểu hiện

Bọ trĩ thường tập trung vào những nơi cánh hoa xếp chồng lên nhau, hút nhựa và đẻ trứng lên đó. Con non nở ra lại tiếp tục cắn và hại cây phong lan. Cành hoa lan và nụ khi bị sâu thường bị héo vàng và rụng. Những nụ hoa bị sâu bệnh sau khi hoa nở sẽ bị cong vẹo. Cánh hoa sẽ xuất hiện các vết đốm trắng. Hoa lan bị biến màu, khô héo và mất đi vẻ đẹp vốn có.

Cách phòng trừ

 Dùng Sumicidin 5-15g/bình 8 lít để phun.

Rệp vảy (Scale insects)

Biểu hiện

Rệp vảy chủ yếu ký sinh ở lá, cuống lá và thân. Dùng miệng có gai tiêm vào cây và hút chất dinh dưỡng. Sâu non mới nở bò khắp cây, rồi tìm những vị trí nhất định và ở lại rồi gây hại, hút nhựa cây.. Xảy ra nhiều ở những vườn lan trồng có nhiệt độ và ẩm độ cao, không thông gió và thoáng khí.

Cách phòng trừ

 Thuốc hoá học: Malathion hoặc Trebon với lượng 10ml/bình 8 lít

Rầy bông (Mealy bugs)

Biểu hiện

Loại này chủ yếu phát triển vào mùa Xuân và mùa Hè. Rầy bông hút chất dinh dưỡng trên lá non, chồi non, nụ hoa lan và chồi hoa lan. Lan chậm sinh trưởng, lá và hoa bị biến dạng, cong vẹo và phát triển kém.

Cách phòng trừ

Sử dụng Trebon 10ND 8 – lOml/bình 10 lít hoặc Malathion 50 WP 1 thìa cà phê/4 lít nước phun hoặc nhúng cây trong 10 phút, cần lặp lại sau một tuần để diệt rệp mới nở.

Tổng hợp các loại sâu bệnh trên lan và cách phòng trị

Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol

Thối mềm: Kasai

Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin

Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl

Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral

Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim

Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate

Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine.

Nhện đỏ: Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus, Comites, Abamectin, Kelthane

Bọ trĩ: Videci, Visher, Vifast, Trebon, Banate 40SP, Supracide, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/ bình 8 lít

Rệp sáp, rệp bột: Acephate + chất bám dính

Rệp vảy: Malathion, Trebon

Thông tin một số loại thuốc hóa học

Thuốc trừ nấm CARBENZIM 500FL

  • Thuốc trừ nấm nội hấp và tác dụng rộng. Trị tốt bệnh Thán thư trên lan.
  • Có thể dùng để quét lên chổ bị bệnh, các vết thối nhũn.
  • Không hôi.

Thuốc trừ nấm bệnh Viben – C

Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc và nội hấp, có phổ tác dụng rộng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, Trị thối gốc, thối rễ lan

Thuốc trừ bệnh TopSin M 70WP

Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Chuyên trị vàng lá

Trừ nấm bệnh, vi khuẩn sinh học EXIN 4.5HP

Trừ nấm bệnh dạng sinh hoc: không độc hại cho con người và môi trường, không mùi.

Thuốc trừ sâu Suprathion 40EC

  • Trừ rệp (sáp, vảy) rất tốt, diệt cuốn chiếu, kiến.
  • Hiệu quả lâu dài.
  • Lúc bị rệp, dùng 3 lần. Mỗi lần cách nhau 3 ngày.
  • Dùng bàn chải đánh răng cọ vào chổ bị rệp càng tăng hiệu quả sử dụng. Sau đó phun toàn cây, chậu.
  • Chú ý: thuốc này rất hôi.

Thuốc trừ nhện Ortus 5SC

  • Hiệu lực tuyệt vời đối với tất cả các giai đoạn sinh trưởng của nhện hại gồm: Trứng, nhện non và nhện trưởng thành.
  • Ở nồng độ thấp ( sau phun vài tuần) gây ức chế sự lột xác của nhện hại.
  • Thuốc ít độc với người, vật nuôi, ký sinh có ích và môi trường.
  • Thuốc có tác động tiếp xúc rộng, hiệu lực cao đối với nhiều loại nhện hại. Nhện thuộc các họ ( TETRANYCHIDAE, ERIOPHYDAE, TARSONEMIDAE, TENUIPALPIDAE) có tác dụng mạnh.

Tổng hợp các loại bệnh và cách phòng trị

Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol

Thối mềm: Kasai

Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin

Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl

Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral

Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim

Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate

Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine.

Nhện đỏ: Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus, Comites, Abamectin, Kelthane

Bọ trĩ: Videci, Visher, Vifast, Trebon, Banate 40SP, Supracide, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/ bình 8 lít

Rệp sáp, rệp bột: Acephate + chất bám dính

Rệp vảy: Malathion, Trebon

Thông tin một số loại thuốc hóa học

Thuốc trừ nấm CARBENZIM 500FL

  • Thuốc trừ nấm nội hấp và tác dụng rộng. Trị tốt bệnh Thán thư trên lan.
  • Có thể dùng để quét lên chổ bị bệnh, các vết thối nhũn.
  • Không hôi.

Thuốc trừ nấm bệnh Viben – C

Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc và nội hấp, có phổ tác dụng rộng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, Trị thối gốc, thối rễ lan

Thuốc trừ bệnh TopSin M 70WP

Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Chuyên trị vàng lá

Trừ nấm bệnh, vi khuẩn sinh học EXIN 4.5HP

Trừ nấm bệnh dạng sinh hoc: không độc hại cho con người và môi trường, không mùi.

Thuốc trừ sâu Suprathion 40EC

  • Trừ rệp (sáp, vảy) rất tốt, diệt cuốn chiếu, kiến.
  • Hiệu quả lâu dài.
  • Lúc bị rệp, dùng 3 lần. Mỗi lần cách nhau 3 ngày.
  • Dùng bàn chải đánh răng cọ vào chổ bị rệp càng tăng hiệu quả sử dụng. Sau đó phun toàn cây, chậu.
  • Chú ý: thuốc này rất hôi.

Thuốc trừ nhện Ortus 5SC

  • Hiệu lực tuyệt vời đối với tất cả các giai đoạn sinh trưởng của nhện hại gồm: Trứng, nhện non và nhện trưởng thành.
  • Ở nồng độ thấp ( sau phun vài tuần) gây ức chế sự lột xác của nhện hại.
  • Thuốc ít độc với người, vật nuôi, ký sinh có ích và môi trường.
  • Thuốc có tác động tiếp xúc rộng, hiệu lực cao đối với nhiều loại nhện hại. Nhện thuộc các họ ( TETRANYCHIDAE, ERIOPHYDAE, TARSONEMIDAE, TENUIPALPIDAE) có tác dụng mạnh.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *