Đất, phân, chất dinh dưỡng

Mụn xơ dừa có những loại nào? Ứng dụng như thế nào trong trồng trọt?

Mụn xơ dừa có những loại nào - ứng dụng như thế nào trong trồng trọt

Xơ dừa lớp vỏ xơ của vỏ bên trong của quả dừa và được sử dụng cho tất cả các loại sản phẩm, bao gồm thảm, dây thừng, bàn chải, và thậm chí cả vật liệu bọc. Bạn có lẽ quen thuộc nhất với nó là những tấm thảm trải sàn, thảm lót chân, hay túi xách, mũ nón,… Xơ dừa có khả năng chống thối rữa rất tốt, khiến nó hoàn hảo cho các sản phẩm ngoài trời. Xơ dừa còn được ứng dụng nhiều trong ngành trồng trọt tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, xơ dừa từ lâu cũng đã phổ biến là một giá thể trồng cây và một chất cải tạo đất.

Các loại xơ dừa và ứng dụng trong ngành trồng trọt, làm vườn

Trên thị trường hiện nay, có hai nguồn xơ dừa chính: xơ dừa nội địa, xơ dừa nhập khẩu. Chúng khác nhau chủ yếu về kích thước

Tham khảo Sản phẩm Giá thể xơ dừa trộn sẵn Tropicoco

Mảnh dừa (Coco chip)

Mảnh dừa chặt vụn

Mảnh dừa – Coco chip

Mảnh dừa, hay còn gọi là xơ dừa cắt, vỏ dừa cắt có tên gọi tiếng anh là “Coconut husk” hoặc “Coco chip”. Đối với dạng khối lớn, kích thước từ 1-2cm, hoặc thậm chí 5-10 cm. Loại này thường được sử dụng để làm giá thể cho hoa lan. Tuy nhiên, chúng thường quá lớn so với cần thiết để làm giá thể cho các loại cây kiểng lá. Bạn cần có cắt khối thành các viên nhỏ 1-2cm để sử dụng. Công đoạn này thường tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Xơ dừa sợi (Coco fiber)
Chỉ xơ dừa

Chỉ xơ dừa có tên tiếng anh là coconut fibre. Đây là là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao của làng nghề Bến Tre tại Việt Nam. Vỏ dừa sau khi được lột ra sẽ cho vào một lồng xoay lớn để đánh tơi. Những khối khối chỉ dừa này sẽ tiếp tục được phơi khô ráo trước khi cho vào máy ép khối. Chỉ xơ dừa có thể làm ra những dòng sản phẩm như: thảm trải sàn, chiếu thảm, chỉ nệm, chỉ xơ cứng, thảm dệt…

Trong làm vườn, chỉ sơ dừa thường hay được dùng để làm lớp phủ bề mặt cho cây. Lớp chỉ xơ dừa là một công cụ hiệu quả để giữ ẩm cho cây trồng và ngăn ngừa cỏ dại.

Dạng thảm, dạng lưới

Chỉ xơ dừa sau khi ra khỏi lồng xoay được nén với áp suất cao để thành những tấm mỏng – gọi là thảm xơ dừa. Thảm xơ dừa thường phổ biến với giới trồng trọt để làm lớp phủ cho rễ cây. Chúng giúp giữ ẩm, hoặc giữ ấm cho cây khi thời tiết quá rét. Bên cạnh đó, người ta còn có thể cuốn lại thành dạng trụ để làm cột leo cho một số cây. So với cột lột thông thường, cột leo từ xơ dừa cung cấp độ ẩm tốt hơn. Cây sẽ nhanh phát triển rễ bám vào giá thể lưới hơn.

Dạng mụn dừa, hoặc viên nén

Mụn xơ dừa

Mụn dừa trong tiếng anh thường được gọi là “coconut coir” hoặc coconut mulch, Mụn dừa lại là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất chỉ xơ dừa. Lồng đánh sợi dừa trong lúc hoạt động cũng sẽ lọc ra phần dừa nhuyễn, nhẹ như bụi. Trước đây, mụn dừa thường không được sử dụng và là thường bị xem là rác thải cuối cùng của việc tái sử dụng vỏ dừa. Tuy nhiên, khi người ta phát hiện ra công dụng tuyệt vời của chúng trong làm việc. Mụn dừa đã được đóng gói và tái sử dụng. Đây cũng có thể xem là dạng phổ biến nhất của xơ dừa khi ứng dụng trồng trọt. Ngoài ra, người ta còn thể nén mụn dừa thành những viên nhỏ để làm bầu ươm cây con.

Đối với xơ dừa nhập khẩu, bạn thường thấy với hai dạng thức là coco coir và coco chip. Mụn dừa Coco coir có cấu trục dạng vụn mịn như đã nêu trên. Trong khi đó, dạng viên nén coco chip có dạng khối từ 1-2 cm, rất thuận tiện để làm giá thể cho cây. Các loại xơ dừa này thường được đóng gói thành các khối lớn nặng từ 4-5 kg. Khi ngâm nước, chúng có thể rã ra với thể tích gấp 5 lần thể tích ban đầu!

 

Phân loại xơ dừa - Sơ đồ sản phẩm vỏ dừa khô

Ưu điểm và Nhược điểm của mụn xơ dừa trong trồng trọt, làm vườn

Ưu điểm

Là giá thể có nguồn tài nguyên bền vững

Trong quá khứ, mụn xơ dừa thường không được sử dụng. Chúng thường được xử lý bằng cách đốt, hoặc thải xuống sông ngòi. Quá trình này có thể làm sản sinh ra nhiều khí thải carbon hơn hoặc làm chát sông ngòi. Việc tái sử dụng xơ dừa để làm chất trồng đã mở ra một thế kỷ mới về tái sử dụng các tài nguyên. , Nó giảm thiểu chất thải nông nghiệp và có lợi cho môi trường của chúng ta. Trên thế giới, mụn xơ dừa (Coco Coir) cũng thường được xem là chất thay thế cho giá thể rêu than bùn (Peat Moss)

Tăng cường độ thoáng khí và giữ nước

Xơ dừa rất tốt cho cây trồng vì nó có thể cung cấp mức thông khí tốt. Nó cũng hấp thụ và chứa lượng nước nhiều gấp mười lần so với trọng lượng. Do đó, cây trồng có nhu cầu nước ít hơn. Xơ dừa cũng giúp cây tận dụng các chất dinh dưỡng tốt hơn so với hỗn hợp đất khi nó được sử dụng trong hệ thống thủy canh.

Xơ dừa cũng được sử dụng như một chất cải tạo đất. Nó cải thiện độ xốp  và thoáng khí của đất.

Không tốn kém

Đúng vậy, bạn có thể tìm mua xơ dừa trên thị trường với giá rất rẻ. Chi phí rẻ giúp người trồng giảm chi phí. Xơ dừa nhẹ nên vận chuyển dễ dàng hơn nhiều khi vẫn giữ được chi phí vận chuyển thấp.

Nhiều lựa chọn

Như đã nêu trên, xơ dừa có nhiều dạng khác nhau với đa dạng kích cỡ. Người ta có thể tự do chọn bất kỳ loại nào trong số các tùy chọn này để phù hợp với nhu cầu.

Nhược điểm

 Giữ muối 

Đặc tính giữ ẩm của xơ dừa đồng thời cũng là yếu tố khiến xơ dừa có thể giữ muối. Muối từ các loại phân bón lâu ngày có thể bị tích tụ trong giá thể gây ngộp cây.

Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng 

Một nhược điểm khi trồng trong xơ dừa là nó không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào, vì vậy có thể cần thêm phân bón. Một số nhà quảng cáo có thể khoa trương rằng xơ dừa sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi xơ dừa bắt đầu bị phân hủy. Đối với cây trồng nội thất, đó cũng chính là lúc bạn cần thay giá thể!

Xử lý xơ dừa trước khi sử dụng

Xơ dừa cần được xử lý để tránh làm hại cho cây trồng.

Việc xử lý xơ dừa tại nhà khá phức tạp khi đòi hỏi nhiều bước: như ngâm xả chát nhiều nước, sau đó ngâm vôi bột nông nghiệp để cân bằng độ pH. Vì thế, người ta thường hay chọn mua loại đã được xử lý để tiện sử dụng. Thực tế, quá trình xử lý mụn xơ dừa trong công nghiệp có công suất rất cao, nên giá thành hầu như không mắc hơn nhiều. Bạn chỉ cần chọn lựa thương hiệu uy tín là có thể  yên tâm sử dụng.

Đối với xơ dừa dạng khối, đây thường là thành phẩm đã được sấy khô và nén với áp suất cao. Bạn phải ngâm nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất để mùn dừa thấm đủ ẩm và mềm ra.

Các công thức trộn xơ dừa

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *