Chia sẻ kinh nghiệm

Cách chăm sóc dạ yến thảo từ kinh nghiệm cá nhân

cách chăm sóc dạ yến thảo

Cách chăm sóc dạ yến thảo là điều nhiều người quan tâm. Đây là loài hoa đẹp, giúp không gian thêm tràn sức sống. Nếu được chăm sóc cẩn thận, dạ yến thảo sẽ luôn tươi sắc, nở rộ.

Cách chăm sóc dạ yến thảo – Chú ý về yếu tố nước

Hoa dạ yến thảo là loài hoa cần nhiều nước. Tuy nhiên nó lại không chịu được úng. Vì vậy bà con cần chú ý chỉ tưới khi đất trên bề mặt chuậ hơi khô. Việc đất tơi xốp và có lỗ thoát nước cũng là điều rất cần thiết cho dạ yến thảo.

Bà con nên tưới nước cho hoa vào buổi sáng và chỉ tưới thêm nước khi thấy đất đã khô. Đặc biệt, vào thời tiết càng nắng nóng hoặc cây càng lớn thì nhu cầu nước của cây càng cao. Bà con nên tưới ít nước hơn vào mùa nồm ẩm.

Vào buổi chiều tối cũng không nên tưới nước để tránh cây bị ướt sũng cả đêm. Lúc này sẽ là điều kiện để nấm bệnh phát triển. Bà con cũng chú ý không nên sáng nào cũng tưới mà chỉ nên tưới khi thấy đất khô. Thời gian thích hợp nhất để tưới nước là vào buổi sáng từ 6 – 7 giờ.

Cách chăm sóc dạ yến thảo

Cách chăm sóc dạ yến thảo – Chú ý về yếu tố ánh sáng

Dạ yến thảo là loài hoa ưa nắng. Càng nhiều nắng thì cây sẽ càng sai hoa và hoa càng tươi sắc. Tuy nhiên yếu điểm ở miền Bắc là mùa đông rất ít nắng.

Loài hoa này còn có đặc điểm nữa là không hợp trời mưa. Đặc biệt, nếu vào mùa hè, trời đang nắng to mà có mưa rào thì cây rất dễ chết. Vào mùa đông thì có thể để dạ yến thảo ngoài nắng mưa hoàn toàn được nhưng tránh mưa vẫn tốt hơn.

Cách chăm sóc dạ yến thảo – Những bước chăm sóc cần thiết khác

Bà con cần phun thuốc phòng bệnh định kỳ cho hoa. Khoảng 7 – 10 ngày thì nên phun thuốc một lần. Loại thuốc phù hợp là ridomil. Tuy nhiên bà con cần chú ý khi phun 1 vòng cây rồi thừa thuốc thì không được phun vòng lại. Vì như vậy sẽ gây trường hợp quá liều lượng, cây dễ chết.

Bà con cũng có thể kích thích sự phát triển của cây bằng cách sử dụng thuốc kích thích. Các loại thuốc kích thích sẽ giúp làm hoa to hơn hoặc tăng khả năng đâm nhánh. Tuy nhiên thuốc sử dụng nên là thuốc sinh học chứ không nên sử dụng sản phẩm hóa học.

Khi thấy có lá vàng rụng thì bà con phải thường xuyên nhặt. Nếu đế lá thối trong chậu thì sẽ gây ra nấm bệnh gây hại cho cây.

Sau mỗi thời kỳ nở hoa thì bà con phải cắt ngọn với trường hợp cây đã già và rủ quá sâu. Việc làm này sẽ giúp làm mới lại cây.

Bà con cũng chú ý không nên làm đất lấp vào cành của hoa dạ yến thảo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *