Cách ghép lan phi điệp dưới đây khá đơn giản và phù hợp với người mới bắt đầu. Đây là loại hoa lan đẹp, mang nhiều ý nghĩa nên được nhiều người ưa chuộng.
Cách ghép lan phi điệp – Chú ý thời điểm ghép
Thời điểm ghép lan phi điệp phù hợp nhất là vào mùa đông. Bởi mùa đông là thời điểm lá rụng, cây đã nghỉ. Dinh dưỡng trong thời điểm này cũng đã được tích đủ để chờ mùa xuân nảy mầm, bung hoa. Ghép lan phi điệp vào thời điểm này cũng sẽ không bị đứt rễ, dập lá, gãy ngọn. Nhờ vậy sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Không chỉ vậy, thời điểm này mua giống cũng rất dôi. Vì lúc này rễ đã khô, lá đã rụng nên sẽ được nhiều hơn.
Nếu bà con ghép lan phi điệp vào mùa xuân thì sẽ không tốt. Bởi lúc này vô tình sẽ làm hỏng mầm tơ mong manh, gây chột cây. Nếu ghép vào mùa hè thì gây chột cây đang bị sinh trưởng do bị bóc rễ ra, lá dễ bị dập. Vào mùa thu là thời điểm tích dưỡng chất. Nếu ghép cây trong thời điểm này thì sẽ khiến cây gầy yếu do không đủ dưỡng chất cho mùa hoa năm tới.
Cách ghép lan phi điệp – Lưu ý chọn giống
Bà con nên chọn mua lan rừng đã trưởng thành, thành khóm. Giống nên là cây được trồng trong vườn nhà vì nó khỏe, dễ trồng và dễ sống. Bà con cũng có thể mua cây con mọc từ thân già về trồng. Tuy nhiên nếu bà con chưa có kinh nghiệm thì cây này sẽ khó phát triển, dễ chết. Chủ nhân sẽ phải đợi vài mùa mới có hoa.
Với hoa lan trưởng thành thì bà con có thể chơi hoa ngay năm đầu, giúp tạo hứng thú. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nguồn hoa giống.
Khi mới chơi, bà con không cần tìm hiểu nhiều về miền, vùng. Sau khi có kinh nghiệm thì có thể tìm hiểu sau.
Cách ghép lan phi điệp – Chọn giá thể để ghép
Giá thể phải là nơi cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cho cây. Nó ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây. Nếu nhà bạn có cây sống thì có thể ghép trực tiếp vào cây sống bằng phương pháp tự nhiên. Cách làm này sẽ giúp lan sống như trong tự nhiên. Giá thể sẽ cung cấp độ ẩm cho rễ, vỏ vây mục sẽ cung cấp dưỡng chất cho lan.
Ngoài ra, bà con có thể dùng gỗ khô để làm giá thể. Đây là cách phổ biến nhất và dễ tìm, rẻ tiền, dễ ghép, dễ tạo hình. Bà con nên chọn gỗ khó mục để tăng bộ bền. Các loại gỗ độc, đắng như bạch đàn, xoan không nên dùng làm giá thể. Các loại gỗ nên dùng là gỗ vú sữa, vải, nhãn… Hiện nay nhiều người dùng gỗ lũa để ghép, giúp tăng giá trị thẩm mỹ và giá thành của cây lan phi điệp.
Bà con cũng có thể dùng giá thể là dớn. Đặc tính của giá thể này là thoát nước nhanh, bền, rẻ…