Chia sẻ kinh nghiệm

Cách tạo dáng cây Kim Ngân – Bonsai đẹp tinh tế

Cách tạo dáng cây kim ngân 1

Cách tạo dáng cây Kim Ngân? Các loại cây cảnh Bonsai như cây Kim Ngân. Việc uốn và tạo dáng cho cây mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ là một thú chơi khi trồng cây cảnh. Mà còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy.

Thời điểm thích hợp để uốn tạo dáng cây Kim Ngân

Thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là khoảng 6 tháng kể từ lúc gieo hạt. Lúc này thân cây còn nhỏ, có độ mềm dẻo nhất định không quá non. Không nên uốn lúc cây còn non sẽ dễ bị chết, héo úa. Sau khi uốn trong 6 tháng thì ta có thể cho cây vào chậu và trồng bình thường.

Thông thường thời gian bắt đầu uốn cây là tầm tháng 7. Đây là lúc cây phát triển mạnh, cho ra chồi mới, thân cây cũng đủ cứng cáp. Và điều kiện thời tiết cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Lựa chọn dây để uốn cây kim ngân

Cách uốn cây Kim Ngân là sử dụng các đoạn dây cuốn ở phần thân để định hình dáng cây. Thay vì mọc thẳng sẽ cuốn 2 – 3 thân vào nhau tạo dáng thắt bím. Loại dây uốn sử dụng trong việc uốn cây thường là dây kẽm., chì, đồng có quấn vải giúp không tổn thương đến thân cây. Nên tránh dùng loại dây sắt vì dây sắt rất dễ rỉ sét in hình lên thân cây không đẹp. Nguy hiểm hơn là phản ứng với nhựa gây độc chết cây.

Cách tạo dáng cây Kim Ngân

Khi cây được 6 tháng, ta bắt đầu sử dụng dây để cố định và tạo hình thân cây. Lưu ý trước khi uốn, cần loại bỏ những cành mọc quá thấp để tránh ảnh hưởng đến sáng thân. Chúng ta cũng có thể cắt bớt những cành lá quá sát vào nhau để việc uốn được dễ dàng hơn.

Để tạo được dáng thân uốn chéo vào nhau, chúng ta quấn dây vào thân, cắm một dây vào mâm. Để tạo điểm cố định và bắt đầu uốn phần thân vào như các tết sam. Không nên quấn quá chặt hay lỏng tay. Nếu quấn chặt thì dễ làm phần thân cây không phát triển hoặc đứt gãy. Còn quấn lỏng sẽ không tạo được dáng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây Kim Ngân. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây.

Khi dây uốn đã ăn vào hơn ⅓ đường kính của của vỏ cây thì ta bắt đầu tháo. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo ra sẽ không ảnh hưởng đến dáng của cây. Nếu tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Mất đi vẻ đẹp của thân cây Kim Ngân.

Lưu ý là trái ngược với cách uốn cây Kim Ngân ta uốn từ phần gốc. Tháo dây ta phải tháo ngược lại từ phần trên xuống dưới. Sau đó ta nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá quá sát. Để duy trì được vẻ đẹp của cây và phần thân đã uốn.

Cách tạo dáng cây kim ngân

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *