Chia sẻ kinh nghiệm

Giá cây cảnh thủy sinh được ưa chuộng nhất hiện nay

Giá cây cảnh thủy sinh

Giá cây cảnh thủy sinh khá đa dạng và không quá đắt đỏ. Vì vậy những người chơi cây cảnh lần đầu có thể dễ dàng chọn mua cây ở bất kỳ cửa hàng cây cảnh nào. Dưới đây là mức giá cho mọi người tham khảo.

Giá cây cảnh thủy sinh

Cây cau tiểu trâm thủy canh: 170.000 đ

Cây hồng môn thủy canh: 220.000 đ

Cây kim ngân thủy canh: 270.000 đ

Cây kim tiền thủy sinh: 170.000 đ

Cây lan ý thủy sinh: 220.000 đ

Cây ngọc ngân thủy sinh: 220.000 đ

Cây nha đam thủy sinh: 150.000 đ

Cây phát lộc thủy sinh: 150.000 đ

Cây phú quý thủy sinh: 220.000 đ

Cây trầu bà thủy sinh: 150.000 đ

Cây vạn lộc thủy sinh: 220.000 đ

Cây vạn niên thanh thủy canh: 150.000 – 170.000 đ

Cây cỏ đồng tiền thủy sinh: 165.000 đ

Cây nha đam thủy sinh: 165.000 đ

Cây trúc phú quý thủy sinh: 165.000 đ

Cây phát tài búp sen thủy sinh: 159.000 đ

Kinh nghiệm mua cây cảnh thủy sinh

Trước khi chọn mua một loại cây cảnh thủy sinh, bạn cần tìm được cửa hàng uy tín để đảm bảo cây có giống tốt, phát triển bình thường, tránh tình trạng cây trồng dễ bị khô héo và nhanh chết.

Giá cây cảnh thủy sinh

Sau đó bạn cần chú ý tới yếu tố phong thủy. Bạn nên tìm hiểu tuổi mình, mệnh mình hợp loại cây nào để thu hút tài lộc, may mắn. Nếu chọn loại cây khắc mệnh thì sự nghiệp sẽ bị cản trở, gia đình hay lục đục, bất hòa, tiền tài “đội nón ra đi”.

Ví dụ một người mệnh hỏa tránh trồng cây thủy sinh bởi thủy khắc hỏa, lửa sẽ bị nước dập tắt. Tuy nhiên nếu muốn trồng loại cây này, người mệnh hỏa vẫn có thể trồng các loại cây có màu hợp mệnh là màu đỏ để lấn át đi thủy.

Tiếp theo bạn cần quan tâm đến từng chậu cây thủy sinh và nên đến tận cửa hàng để đánh giá chi tiết các bộ phận như bộ rễ, thân và lá.

Cách chăm sóc cây cảnh thủy sinh

Điều quan trọng trong việc chăm sóc cây cảnh thủy sinh là vấn đề thay nước. Với dung dịch trồng cây thì phải 5 ngày thay 1 lần để cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

Bạn cũng chú ý không nên đổ trực tiếp dung dịch chưa pha loãng vào rễ cây, điều này khiến rễ cây nhanh chết. Nên làm sạch rễ trước khi thay dung dịch mới để rễ sạch, dễ hấp thụ khoáng chất. Việc làm sạch rễ cây nên cẩn thận, chỉ nên dùng vòi nước để rửa, không chà mạnh vào rễ. Với lá và thân cây thì dùng bình xịt phun sương để làm vệ sinh.

Nếu không có dung dịch cho cây thủy sinh thì bạn phải thay nước liên tục cho cây và nên dùng nước máy. Nước dùng cho cây phải là nước không clo, không mặn, không phèn, không vôi. Với nước máy thì cần phơi nắng hoặc để qua đêm để clo bay hơi hết.

Bạn cũng cần chú ý đến việc cắt tỉa cây. Nên cắt đi những rễ hay lá cây bị hư thối, vàng úa để bảo vệ những rễ, lá cây khác.

 

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *