Lưỡi hổ là một trong những loài cây trồng trong nhà phổ biến và bền bỉ nhất. Là một loài dành cho kiến trúc nhà, với những chiếc lá cứng, mảnh cao từ 6 inch đến 8 feet, tùy thuộc vào giống. Đồng thời, lưỡi hổ cũng nằm trong Top các cây được NASA công bố về khả năng lọc khí cũng như tránh được các bức xạ do các thiết bị điện tử gây ra. Vậy, làm sao để loài cây nhiều hữu ích này luôn xanh tốt. Cùng tìm hiểu một số mẹo chăm sóc cây lưỡi hổ dưới đây ngay nhé!
Tìm hiểu chung về Lưỡi Hổ
Tên khoa học | Sansevieria trifasciata |
Tên thường gọi | Lưỡi hổ, Lưỡi hổ vàng, Lưỡi hổ xanh |
Loại thực vật | Thường xanh lâu năm; cây trong nhà hoặc ngoài trời |
Kích thước trưởng thành | Cao từ 6 inch đến 12 feet |
Ánh sáng | Bóng râm một phần, điều kiện ánh sáng yếu |
Loại đất | Đất thoát nước tốt |
PH đất | Hơi axit đến hơi kiềm |
Thời gian nở hoa | Mùa xuân (hiếm khi nở hoa) |
Màu hoa | Trắng xanh |
Khu vực bản địa | Tây Phi, vùng nhiệt đới |
Mẹo chăm sóc cây Lưỡi hổ
Là loài rất dễ trồng và gần như sống tôt quanh năm. Chúng sẽ phát triển mạnh trong ánh sáng gián tiếp hoặc ngay cả góc tối của ngôi nhà. Là một loại cây trồng trong chậu lý tưởng. Tuy nhiên, đẻ chúng phát triển xanh tốt và đem được hình dáng như mong muốn. Bạn cần xem xét các mẹo chăm sóc cây lưỡi hổ dưới đây:
Ánh sáng
Lưỡi hổ thích ánh sáng gián tiếp nhưng vẫn ổn định với phần ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Chúng có thể thích nghi với điều kiện ánh nắng đầy đủ và cũng sẽ sống sót trong các tình huống hầu như không có ánh sáng. Do đó, bạn có thể đặt bên ngoài ban công sân thượng. Hay góc tối nơi góc phòng ngủ hay toilet.
Đất
Lưỡi hổ thích một hỗn hợp bầu xốp, thoát nước tốt. Chọn một giá thể ít than bùn, và nhiều đá perlite để hạn chế khả năng giữ nước gây úng cây. Trộn vào bầu ít phân vi sinh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong vài tháng.
Nước
Để đất khô giữa các lần tưới. Trong mùa đông, giảm tưới nước xuống hàng tháng, hoặc bất cứ khi nào đất khô khi chạm vào. Việc tưới nước quá nhiều có thể làm chết cây.
Nhiệt độ và độ ẩm
Lưỡi hổ thích điều kiện ấm áp và sẽ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với nhiệt độ dưới 50 độ F. Đặt cây ở nơi tránh gió. Nhiệt độ từ 70 đến 90 độ là tốt nhất.
Phân bón
Bón phân hữu cơ trong mùa sinh trưởng hoặc phân bón lỏng cân bằng (phân bón 10-10-10). Không bón phân vào mùa đông.
Bầu và thay chậu
Lưỡi hổ là cây phát triển chậm và hiếm khi cần thay chậu. Nhưng nếu có nhiều ánh nắng mặt trời, chúng có thể phát triển nhanh chóng và cần thay chậu hàng năm. Thay chậu vào mùa xuân. Khi thay chậu, luôn sử dụng đất bầu mới.
Nhân giống Lưỡi hổ
Cây có thể được tách chiết dễ dàng trong quá trình thay chậu. Ngoài ra, các chồi mới nhú khỏi đất có thể được lấy và trồng trong chậu một cách độc lập. Giâm cành cũng có thể được thực hiện, và dễ dàng hơn nhiều so với việc tách chiết.
Độc tính
Lưỡi hổ chứa độc nhẹ đối với người, chó và mèo. Nếu ăn phải, con người có thể bị các triệu chứng ngắn hạn bao gồm đau miệng, tiết nước bọt và buồn nôn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể tạo ra phản ứng da liễu nhưng chủ yếu chỉ gây độc nếu ăn phải. Ở chó mèo, ăn phải có thể gây tiết nước bọt nhiều, đau, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.