Cây hoa hồng, Chia sẻ kinh nghiệm

Mẹo nhỏ khắc phục hoa hồng bị xoăn lá

Mẹo nhỏ khắc phục hoa hồng bị xoăn lá

Hoa hồng là loài hoa nổi bật với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ khiến bao người xao xuyến. Trồng hoa hồng được xem là một thú vui tao nhã nhưng không phải ai cũng trồng thành công. Đặc biệt, nếu không biết chăm sóc thì cây sẽ dễ mắc các bệnh như: vàng lá, thán thư, xoăn lá…và thậm chí là chết. Trong đó, bệnh xoăn lá hoa hồng khiến nhiều người đau đầu, bệnh phát triển mạnh vào lúc thời tiết có độ ẩm cao. Đặc trưng của bệnh này là khiến cây cho ít hoa, các nụ non bị xoăn lại và dễ rụng. Vậy làm sao để phòng trừ loại bệnh nguy hiểm trên? Cùng đọc bài viết dưới đây để nắm các mẹo khắc phục hoa hồng bị xoăn lá nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh hoa hồng bị xoăn lá ( Cucumber Mosaic Virus – CMV)

Hoa hồng bị xoăn lá 1

Dấu hiệu của loại bệnh này rất dễ nhận biết:

  • Lá cây xuất hiện những đốm nhỏ đậm nhạt loang lổ, hình dạng khác thường và có thể nhìn rõ gân lá. Lâu dần lá chuyển sang màu vàng đậm và trở nên nhăn nheo, xoăn lại.
  • Hoa hồng khi bị bệnh này sẽ ra ít hoa, có hoa thì hoa rất dễ bị héo rụng.
  • Tác hại khi bệnh nặng là các đỉnh mầm non bị xoắn lại kìm hãm sự phát triển của cây.
  • Toàn bộ lá sẽ bị biến dạng và rụng hết, sau đó lan sang các cành khác và toàn bộ cây.

Nguyên nhân khiến hoa hồng bị xoăn lá

Do rầy Aphids

Cây bị xoăn lá là bệnh hại thường gặp ở hoa hồng, bệnh do rầy Aphids là môi giới truyền bệnh. Loại rầy này ký sinh trong nách lá và kẽ lá của hoa hồng.

Đặc biệt, tốc độ sinh sôi của chúng rất nhanh, có thể sinh đến tận 10 thế hệ trong vòng 1 năm. Chúng phát triển mạnh mẽ khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết ẩm ướt, mát mẻ.

Cả ấu trùng và rầy trưởng thành đều gây hại ở các bộ phận non như nụ, chồi non,…Chúng chích hút dịch cây làm cây còi cọc và chậm phát triển.

Do bọ trĩ

Bọ trĩ là loài côn trùng có kích thước nhỏ, khó thấy bằng mắt thường và cũng là nguyên nhân khiến hoa hồng bị xoăn lá. Loại bọ này thường tập trung dưới mặt lá của hoa hồng, nếu không để ý thì rất khó nhìn thấy.

Chúng hút các chất dinh dưỡng ở lá, đọt non, lá non hay thậm chí là nụ hoa. Khi cây bị bọ trĩ hại sẽ ra hoa không được đẹp, lá xuất hiện màu sậm loang lổ và bị quắn lại. Và chúng phát triển mạnh nhất vào mùa xuân và hè, khi thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao.

Ngoài ra, việc chăm sóc sai cách khiến cây hoa hồng bị mất nước. Hay thừa/thiếu dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây bệnh trên.

Phòng ngừa bệnh hoa hồng bị xoắn lá

Hoa hồng bị xoăn lá - phòng bệnh

Trước khi trồng cần chọn giống và giá thể phù hợp để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt. Cách phòng bệnh tốt nhất là chăm cây đúng cách, khoa học và hợp lý. Cần đảm bảo đủ nước, nhu cầu ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng để cây phát triển toàn diện. Cây khỏe thì mới đủ sức chống chịu với các loại bệnh hại.

Bên cạnh đó, có thể nuôi các loài thiên địch ăn bọ trĩ.  Để thu hút và nuôi thiên địch (bọ rùa, ong Trichogramma,…) ăn bọ trĩ thì ta nên trồng hoa vạn thọ, thìa là.

Đồng thời, cần chú ý thường xuyên vệ sinh cỏ dại xung quanh khu vực trồng cây. Trồng hoa trong chậu thì cần thoát nước tốt, còn nếu trồng ở vườn thì đào rãnh thoát nước, hạn chế ngập úng.

Đặc biệt, cây cần cắt tỉa thường xuyên, loại bỏ những lá bị bệnh, già yếu để hạn chế sự trú ngụ của côn trùng, bọ trĩ.

Cách trừ bệnh xoắn lá trên hoa hồng

Hoa hồng bị xoăn lá - cách trị

Đây là bệnh khó trừ, để lại hậu quả nghiêm trọng nên cần xử lý và khắc phục kịp thời trước khi quá muộn.

Nếu bệnh chỉ mới xuất hiện với mật độ thấp ta có thể các biện pháp đơn giản như dùng thảo mộc ( tỏi, ớt) hoặc dùng nước rửa chén,…

  • Cách làm rất đơn giản: sử dụng 1/2 chén ớt, 1/2 chén tỏi cho vào máy xay cùng 500ml nước. Xay nhuyễn rồi phơi nắng 1 ngày, sau đó lọc phần bã, lấy nước phun cho hoa hồng 2 – 3 tuần/lần.

Nếu cây đã bị bệnh nặng thì phải sử dụng đến các loại thuốc trừ sâu như chế phẩm trừ sâu vi sinh Empro, Bio Neem để tiêu diệt rầy và bọ trĩ.

Kết luận

Hoa hồng bị xoăn lá không phải bệnh hại hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đối với cây trồng. Dù trồng hoa hồng ngoại hay hồng cổ thì đều dễ mắc phải bệnh này. Do đó nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và theo dõi cây thường xuyên để phát hiện kịp thời. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp kiến thức bổ ích cho các bạn!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *