Cây hoa hồng, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Tuyệt chiêu ủ và bón bã đậu nành cho hoa hồng không phải ai cũng biết

Bón bã đậu nành cho hoa hồng

Đậu nành nổi tiếng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Không những thế, bã đậu nành còn rất tốt cho cây, đặc biệt là hoa hồng. Tại các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc từ lâu đã tận dụng bã đậu nành làm phân bón vi sinh cho cây. Ngày xưa nông dân ta cũng sử dụng bã đậu nành chủ yếu làm thức ăn cho gia súc, nay nó biết đến với vai trò làm phân bón cho cây. Bạn sẽ bất ngờ khi biết được những công dụng của bã đậu nành đối với cây trồng. Cùng đọc bài viết để biết thêm về bã đậu nành và cách bón bã đậu nành cho hoa hồng nhé.

Bã đậu nành có công dụng gì cho hoa hồng?

Bón bã đậu nành cho hoa hồng - công dụng bã đậu nành Bã đậu nành là phế phẩm của đậu phụ, đậu nành và thường bỏ đi vì nhiều người nghĩ rằng không còn nhiều dinh dưỡng. Thế nhưng trong bã đậu nành lại chứa một số chất tốt cho đất và cây trồng. Bã đậu nành có màu trắng sữa hoặc trắng ngà, rất mịn. Trong bã đậu chứa nhiều protein, chất khoáng, chất xơ, chất béo… Sử dụng bã đậu làm phân bón cho cây đem lại rất nhiều lợi ích mà có lẽ bạn chưa biết.

Loại phân bón này giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cân đối dưới dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ rễ và tạo điều kiện cho rễ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Bã đậu nành còn có công dụng là cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và phì nhiêu, giàu dinh dưỡng. Sử dụng loại bã này làm phân bón cho hoa hồng giúp hoa nở to, đẹp, bền màu và hạn chế được các bệnh về rễ, lá.

Có nên bón bã đậu nành cho hoa hồng trực tiếp?

Bón bã đậu nành cho hoa hồng - có nên bón trực tiếp?

Bã đậu nành chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho hoa hồng. Nhưng không thể bón trực tiếp cho cây ngay mà phải trải qua quá trình ủ. Khi bón trực tiếp thì cây sẽ khó hấp thu dinh dưỡng, không có tác dụng cải tạo đất. Ngoài ra bã đậu nành thô bón cây còn có mùi hôi khó chịu, dẫn dụ côn trùng.

Do đó, không nên trộn bã đậu nành để bón trực tiếp cho hoa hồng. Chúng ta nên ủ bã đậu nành thành phân bón bằng các chế phẩm sinh học để cung cấp thêm các vi sinh vật có lợi, cây trồng dễ hấp thụ và đặc biệt giảm được mùi hôi khó chịu. Chế phẩm sinh học được sử dụng phổ biến để ủ bã đậu nành là Trichoderma và men vi sinh EMZEO. Đây là 2 chế phẩm vi sinh giúp phân giải hữu cơ, khử mùi hôi và cung cấp vi sinh vật có lợi cho hoa hồng.

Cách ủ bã đậu nành cho hoa hồng

Bã đậu nành dạng bột

Trichoderma là chế phẩm không thể thiếu khi ủ bã đậu nành thành phân bón cho hoa hồng. Trichoderma có khả năng phân giải mạnh cellulose, chất xơ, tinh bột và các chất khác để cây trồng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, Trichoderma còn hỗ trợ ức chế vi sinh vật gây mùi nên có thể giảm mùi khó chịu khi ủ và sử dụng. Đặc biệt chế phẩm này có khả năng kháng nấm bệnh, vi khuẩn rất tốt và cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất và cây.

Bên cạnh đó, men vi sinh EMZEO ngoài phân giải các chất hữu cơ còn giúp thủy phân protein, giải phóng khoáng chất, vi lượng… giúp cây dễ hấp thu. Men vi sinh có tác dụng khử mùi hôi cực mạnh, giảm bớt mùi khó chịu của bã đậu nành. Ngoài ra EMZEO còn giúp tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng hơn cho cây hoa hồng.

Để ủ phân bón từ bã đậu nành, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 50kg bã đậu nành phơi khô, nghiền thành bột
  • 10kg lân
  • 200gr nấm Trichoderma
  • 200gr chế phẩm EMZEO

Sau đó tiến hành trộn đều các nguyên liệu trên và đảo đều rồi cho vào túi nilon buộc kín. Ủ nơi khô ráo, thoáng mát trong 55 – 60 ngày là có thể sử dụng.

Bã đậu nành dạng dịch đạm

Ngoài phân bón dạng bột từ bã đậu nành thì cũng đừng bỏ qua dịch đạm chế biến từ loại bã này. Dịch đạm đem tưới cho hoa hồng rất tốt và hiệu quả. Cách làm dịch đạm đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Đầu tiên hãy chuẩn bị:

  • 10kg bã đậu nành, phơi khô, nghiền nhỏ
  • 200gr chế phẩm ủ và khử mùi hôi EMZEO
  • 600 – 800ml mật rỉ đường (đường phên, đường mía)
  • Thùng lớn có nắp đậy kín 30 lít trở lên
    20l nước sạch (nếu dùng nước máy phải bơm ra chậu để 2 – 3 ngày)

Sau đó hòa tan mật rỉ đường vào 20l nước sạch, cho 10kg bã đậu nành vào khuấy đều, ngâm từ 6 – 8 tiếng. Cho chế phẩm EMZEO vào khuấy đều sau đó đậy kín nắp ủ. Ủ bã đậu ở nơi thoáng mát, sau 3 – 5 ngày lại mở nắp đảo đều hỗn hợp 1 lần. Sau 25 – 30 ngày là có thể sử dụng tưới cho hoa hồng.

Cách bón bã đậu nành cho hoa hồng

Bón bã đậu nành cho hoa hồng - cách làm

Bã đậu nành đã ủ có thể đem bón gốc, cải tạo đất cho mọi loại cây trồng, đặc biệt là hoa hồng. Với tỉ lệ trộn đất trồng cây 1kg phân với 5 – 7kg đất để giúp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra nên bón định kỳ 1 tháng/lần với liều lượng 0,5kg phân bã đậu/gốc.

Còn khi sử dụng để bón trực tiếp cho cây cần hòa loãng với nước sạch. Nếu bón gốc hoặc tưới qua lá thì pha với nước tỉ lệ 1:150 – 200. Cách bón bã đậu nành cho hoa hồng ở dạng dịch đạm là pha 1l dịch bã đậu, 200gr Trichoderma cùng vơid 50l nước sạch. Sau đó xịt lên toàn bộ lá, thân, gốc định kỳ 1 tuần/lần.

Lời kết

Bón bã đậu nành cho hoa hồng rất hiệu quả và giúp cây phát triển tốt. Viện tận dụng loại phế phẩm này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường. Nên ủ bã đậu nành bằng Trichoderma và EMZEO để tăng hiệu quả sử dụng nhé! Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *