Dựa trên khảo sát, nhiều bệnh vặt hằng ngày đã được trị dứt trong một thời gian ngắn. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, dù chúng giúp bạn khắc phục hoàn toàn các bệnh vặt tại nhà, tham khảo ý kiến từ bác sĩ là một điều đáng cân nhắc nếu tình hình sức khỏe trở nên kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Nào hãy cùng xem những cây thuốc đó mang tên gì. Và cũng đừng quên ghi chú lại những đặc tính kì diệu mà chúng mang lại nhé.
Cây hương nhu (Tulsi)
Hơn 5000 năm qua, Tulsi (còn được gọi là Thánh Basil) được coi là “Nữ hoàng của các loại thảo mộc” của Ấn Độ và được tôn kính như là một trong các loại thảo mộc thiêng liêng nhất với sức mạnh chữa lành nhiều bệnh khác nhau. Bạn có thể sử dụng hương nhu theo hai cách: dung dạng tươi hoặc lấy lá làm trà thảo mộc.
Cây hương nhu được chia thành 4 loại:
- Rama Tulsi: Đây là một phương thuốc hiệu quả chữa hội chứng hô hấp cấp. Nước chiết xuất từ lá Tulsi được sử dụng bởi hàng ngàn người mỗi ngày, chúng giúp giảm bớt cảm lạnh, sốt, viêm phế quản.
- Vana Tulsi
- Krishna Tulsi
- Karpoor Tulsi: Loại này được sử dụng cho các vấn đề ngoài da. Tinh dầu chiết xuất từ Karpoora Tulsi giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và chống lại các bệnh nhiễm trùng tai, mũi.
Tulsi có tính diệt khuẩn cao, giúp diệt nấm, kháng khuẩn và kháng sinh rất tốt. có thể chữa bệnh sốt, hô hấp và thông thường. Cây Tulsi là một phương thuốc hiệu quả trong việc chữa bệnh sốt rét. Nó làm giảm triệu chứng khó tiêu, nhức đầu, mất ngủ và bệnh tả.
Cây Rau má
Một loại cây thảo dược có thể trồng tại nhà dễ dàng khác còn được biết đến là rau má. Rau má là ưu tiên hàng đầu hỗ trợ phát triển trí não và trí nhớ. Nó được công nhận là “thảo mộc của tuổi thọ” với khả năng có thể làm chậm quá trình lão hóa, cho bạn một làn da tươi trẻ. Vì thế chị em phụ nữ mỗi ngày nên uống một ly rau má để làm đẹp là rất tốt.
Cây thuốc nhỏ này mang lại nhiều điều kì diệu bằng cách điều trị lở loét, tổn thương da và giảm độ mao mạch. Những lá rau má có thể được nghiền nát và được sử dụng để điều trị vết loét mỡ.
Nhân sâm Ấn Độ (Ashwagandha)
Đây là một loại thảo mộc lâu đời, được sử dụng rộng rãi trong mọi phương pháp điều trị y học cổ truyền. Nhân sâm hỗ trợ tốt nhất trong việc giảm stress và bảo vệ thần kinh. Hiển nhiên khi chống lại stress, mức độ trầm cảm và lo lắng của bạn sẽ giảm dần nếu biết dùng nhân sâm đúng liều lượng và phương pháp cho phép.
Ngoài các triệu chứng tinh thần, loại thảo mộc cổ này đặc biệt kích thích khả năng sinh sản, hỗ trợ chăm sóc vết thương, và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị tiểu đường, nhân sâm có thể dễ dàng hạ mức độ cholesterol và điều hòa lượng đường trong máu.
Cây Methi (Cỏ cà ri)
Cây Methi còn được gọi là cây Fenugreek, có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bạn sẽ dễ dàng trồng cây này trong châu hoặc bất kì điều kiện môi trường nào. Cây Methi là loại thảo dược giúp điều hòa làm mát cơ thể. Cả giống và lá của chúng chứa nhiều dưỡng chất, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể và đặc biệt hỗ trợ giúp tăng cân.
Loại cây này được khuyến khích trồng tại nhà khi mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như hỗ trợ điều trị ung thư gan. Được ví von như “người bảo vệ” trung thành của những người có mức độ mỡ trong máu cao, khi sử dụng hạt Methi sẽ tác động làm giảm Cholesterol trong máu. Cực kì hữu ích khi khi sử dụng trong thời gian kinh nguyệt đau đớn và đau khi mang thai.
Cây Bạc hà
Bạc hà là một trong những loại thuốc lâu đời và dễ dàng phát triển ở bất kì môi trường nào. Bạc hà chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C và mangan khá cao. Lá bạc hà khi được giã vụn có thể được sử dụng ngoài da để làm dịu và thư giãn các cơ.
Như bạn hay thấy ở các loại kẹo thơm miệng hay singgum, bạc hà làm giảm vi khuẩn và mảng bám, đồng thời cũng giữ hơi thở luôn sạch thơm mát. Nó có khả năng điều trị chứng đầy hơi, sốt, trĩ co giật, và hội chứng ruột kích thích
Cây tía tô
Một loại cây thuốc thú vị và hữu ích khác có thể trồng tại nhà là cây tía tô đất. Lá của cây này có hương thơm thoang thoảng của chanh, y như tên gọi của chúng. Khi bạn nghiền nát tía tô đất và cọ xát vào da, chúng có tác dụng chống lại muỗi và được dùng để điều trị vết cắn của côn trùng, vết loét và mụn rộp, lạnh, sốt, nhức đầu, trầm cảm và các vấn đề về tiêu hóa.
Trồng cây thuốc tại nhà đang dần trở thành xu hướng sống xanh và thu hút sự quan tâm từ rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, quá trình làm vườn sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu bạn biết chọn cho mình đúng chậu cây, giống cây thuốc và loại đất phù hợp. Đừng quên tìm hiểu thêm các loại đất cho vườn treo và cây trồng trong chậu nhỏ để việc trồng cây dễ dàng và hiệu quả hơn nhé.
Cây sả chanh
Sả chanh là một loại cây thuốc bạn có thể dễ dàng trồng ở nhà, rất tiện lợi cho những ai thích trồng cây trong chậu nhỏ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sả chanh mang lại nhiều công dụng cho việc điều trị cũng như lợi ích sức khỏe. Để hấp thu hết công dụng nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon, bạn có thể dùng với trà, soup, và nhiều món khác khi muốn đổi mới vị chua của chanh thường ngày.
Sả chanh chứa hàm lượng tinh chất ngăn ngừa bệnh sốt rét, hữu ích cho những ai đang sốt cao, viêm họng hoặc mắc các bệnh về hô hấp. Nó có thể được sử dụng cho các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, đau khớp, đau cơ, co thắt đường tiêu hóa, chuột rút cơ và đau dạ dày.
Cây húng quế
Húng quế là một loại dược liệu rất dễ trồng ở nhà, đặc biệt trong những chậu nhỏ. Thông thường, húng quế là loại rau làm tăng hương vị món ăn, nhất là các món Thái. Khác với Tulsi, Basil mang vị ngọt và hương vị tuyệt vời giúp điều trị khí dư dạ dày và đầy hơi.
Cây nha đam
Nha đam được ví như một loại cây kỳ diệu khi chúng có thể mọc ở bất kì nơi đâu. Bạn chỉ cần chọn một chiếc chậu xinh và đặt chúng ở nơi nhận nhiều ánh sáng, đảm bảo nha đam sẽ phát triển rất nhanh chóng và xua đuổi bớt muỗi quanh không gian sống.
Nha đam được sử dụng cho cả kích ứng, bảo vệ ngoài da hoặc cung cấp dưỡng chất bên trong cơ thể.
Chứa hàm lượng chất dưỡng ẩm đáng kể, nha đam là lựa chọn đầu tiên cho những ai muốn có làn da, mái tóc mịn màng mà không cần sử dụng nhiều sản phẩm bày bán rộng trên thị trường. Nó có thể chữa lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng do vết cắt, vết thương và bỏng
Nha đam đặc biệt giàu chất chống oxy hoá, đẩy mạnh các chất kích thích miễn dịch tự nhiên, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nếu bạn có một hệ miễn dịch yếu, đừng quên uống nước ép nha đam hằng ngày để tăng sự bảo vệ cho các bộ phận bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, , bạn sẽ dễ dàng tránh những vấn đề về tiêu hoá như ăn không ngon, táo bón mãn tính hay viêm loét đại tràng.
Cây neem, cây Soan chịu hạn
Cây Neem (đọc là “Nim”) có tên Việt Nam là “Cây soan chịu hạn” , thích hợp với khí hậu khô, nóng, nên chỉ sông tại các miền nhiệt đới. Nếu quá khó để tìm một không gian riêng cho cây Neem, bạn có thể trồng chúng trong một chậu nhỏ.
Neem có tính chất khử trùng tuyệt vời và có thể được dùng cho các bệnh ngoài da hay triệu chứng từ trong cơ thể. Với những triệu chứng bên trong cơ thể, cách tốt nhất là bạn nên nghiền nát lá neem để dùng. Chúng đóng vai trò như các tác nhân khử trùng tuyệt vời và rất an toàn cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.