Hoa lan

Bệnh thối nhũn trên hoa lan: Nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh thối nhũn trên hoa lan

Bệnh thối nhũn trên hoa lan là loại bệnh thường gặp và rất khó trị. Vì vậy ngay khi phát hiện dấu hiệu, bà con cần tìm cách xử lý trước khi cây bị bệnh nặng.

Bệnh thối nhũn trên hoa lan: Nguyên nhân do đâu?

Loại bệnh này do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập vào vết thương hở trên cây. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vi khuẩn sẽ lây bệnh sang các bộ phận khác của cây. Ngoài ra, các yếu tố khác như giàn bị rung lắc, va chạm, gió tạo ra các vết thương hở cũng làm cho cây bị bệnh.

Điều kiện để bệnh phát triển là do những tàn dư gây bệnh sót lại trong đất và dụng cụ canh tác. Đó có thể là côn trùng, loại ký chủ phụ. Ngoài ra, vi khuẩn còn xâm nhập vào cây trồng qua các tiếp xúc trung gian. Chúng xâm nhập vào vết thương thân, lá và rễ.

Độ PH là 7, nhiệt độ từ 27 – 32 độ C, giá thể không thoát được nước sẽ là điều kiện lý tưởng để bệnh phát sinh.

Bệnh thối nhũn trên hoa lan

Bệnh thối nhũn trên hoa lan: Dấu hiệu của bệnh

Triệu chứng ban đầu của bệnh đó là xuất hiện những chấm nhỏ trên lá, chồi non của hoa phong lan. Những chấm này như bỏng nước, phồng lên màu nâu. Khi gặp trời mưa, điều kiện ẩm ướt thì các vết bệnh sẽ lan sang các bộ phận khác. Điều này khiến lá chuyển từ màu xanh sang vàng nâu, mùi hôi khó chịu, cảm giác nhớt nhớt.

Bệnh thối nhũn trên hoa lan: Cách phòng trị

Bà con cần dọn vườn thông thoáng. Nên sử dụng quạt thông gió để tránh độ ẩm cao. Nếu mưa nhiều hoặc tưới nước nhiều thì phải làm chỗ thoát nước. Vì tình trạng ẩm ướt sẽ dễ phát triển bệnh.

Bà con cũng cần ngăn chặn côn trùng. Lời khuyên là nên làm lưới chống côn trùng hoặc treo bẫy ở vườn. Việc thường xuyên quan sát cây cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời và xử lý những vết cắn do côn trùng gây ra.

Các loại thuốc như Dithane M45, Antracol và Redomil có tác dụng tốt trong việc phòng trị bệnh này. Vì chúng có thành phần kẽm và manga. Khi phun các loại thuốc này sẽ tránh được sự tấn công của nấm bệnh. Đồng thời thuốc còn giúp mầm non cứng săn chắc hơn. Bà con có thể phun mỗi lần cách nhau 20 ngày.

Ngoài ra, bà con cũng cần chú ý đến giá thể trồng lan. Gía thể phải thoáng, đảm bảo cho rễ cây trao đổi khí và thoát nước. Với loại lan đơn thân thì gỗ và lũa là các giá thể thích hợp nhất.

Chậu lan không được có rêu nhớt đen bám. Bà con cần làm bong tróc lớp màng này. Vì nếu gặp mưa, loại hớt trên sẽ khiến cây lan thối thân và gốc. Với những giá thể như vỏ thông, vú sữa, sơ dừa, chúng sẽ bị mục khi gặp mưa, tích trữ nước. Vì vậy sẽ sinh ra nấm mốc khiến lan bị bệnh và thối nhũn. Đó là lý do bà con cần phải thay mới giá thể.

 

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *