Chia sẻ kinh nghiệm, Đất, phân, chất dinh dưỡng

Trồng hoa hồng trong chậu với đá perlite – Giá thể tốt, cây phát nhanh

Trồng hoa hồng trong chậu với đá perlite

Đối với những tín đồ của hoa hồng, thật tuyệt vời khi được ngắm nhìn cây hoa hồng tại nhà, được tận tay chăm sóc chúng ra hoa. Tuy nhiên, việc trồng hoa hồng tại nhà có thể không mấy thuận lợi với người mới bắt đầu. Việc trồng hoa hồng trong chậu thường giới hạn sự phát triển của hoa hồng so với trồng trực tiếp xuống đất. Thậm chí, việc phối trộn giá thể không phù hợp có thể khiến cây hồng của bạn chết trước khi chúng kịp ra hoa. Vì thế, bài viết này sẽ mách bạn những điều cần lưu ý cho giá thể trồng hồng, cũng như cách trồng hoa hồng trong chậu với đá perlite!

1) Nhu cầu của cây hoa hồng khi trồng chậu

Ngoại trừ những bụi leo lớn, hầu hết hoa hồng có thể được trồng trong các thùng chứa hoặc chậu. Điều quan trọng là thùng chứa phải đủ lớn để cung cấp không gian rộng rãi cho rễ. Đồng thời, chúng cũng phải thoát nước tốt, và được đăt ở vị trí có đủ ánh sáng và không khí lưu thông.

2) Đặc tính đá perlite phù hợp như thế nào?

Đá perlite là một loại đá thu hoạch từ thủy tinh núi lửa. Trải qua quá trình xử lý dưới nhiệt độ cao để chúng tăng thể tích và có màu trắng đục. Loại đá này có ưu điểm là rất nhẹ và sạch, tạo độ thoáng cho rễ rất tốt. Điều đó rất phù hợp với các nhu cầu của hoa hồng nêu trên.

Xem thêm: Giá thể trồng cây: Đá Perlite

3/ Giâm cành, nuôi mầm con cho hoa hồng từ đá perlite

Hoa hồng thường phát triển tốt hơn từ việc giâm cành. Tuy nhiên, những cành cắt cần được nuôi dưỡng trong giá thể đặc biệt để phục hồi thời gian đầu. Một số nhà vườn kinh nghiệm chia sẻ rằng đá perlite là chất trồng lý tưởng để ươm hoa hồng. Bạn có thể giâm cây trong hỗn hợp 100% đá perlite. Hoặc kết hợp theo công thức 50% giá thể trồng hoa hồng (tham khảo loại đất trồng hoa hồng Tropical Premium) + 50% đá perlite. Giá thể đá perlite được đánh giá là sạch. Điều đó giúp cây tránh khỏi việc bị tấn công bởi các mầm bệnh như một số loại giá thể khác. Hỗn hợp phối trộn này cung cấp sự thoáng khí cho rễ cao hơn nhiều lần so với thông thường. Sự khô thoáng giúp cây lành vết thương nhanh hơn và tái phát triển rễ mới. Vì thế trồng hoa hồng trong chậu với đá perlite giảm khả năng chết cây, úng cây khi giâm cành.

Nghiên cứu “Long-Term Culture of Cut Rose Plants in Perlite-Based Substrates” -2009 của tác giả Giancarlo Fascella kết luận rằng:

Giâm- chiết cành cây hồng với giá thể thuần đá perlite và hỗn hợp 50/50 nêu trên tốt hơn hẳn so với giá thể thông thường. Và hỗn hợp 50/50 cho kết quả ưu việt hơn hẳn. Các cành nhánh phát triển nhiều hơn,  cây ra hoa nhiều hơn và to hơn.

4/ Công thức trồng hoa hồng trong chậu với đá perlite

Ứng dụng trong giâm chiết, nuôi cành hồng con là thế. Đá perlite còn được sử dụng như một chất trồng bền vững cho cây hoa hồng. Về mặt kinh tế, chi phí đầu tư ban đầu cho đá perlite có thể cao hơn. Nhưng tính toán trên lợi ích lâu dài, ta được lợi nhiều hơn.

Một số giá thể hữu cơ bắt đầu phân hủy sau thời gian 6 tháng đến 1 năm. Khi quá trình này diễn ra, đất trồng có hiện tượng bị kết chặt lại. Điều đó khiến rễ cây khó hô hấp cũng như nước không thể thoát được nhanh chóng. Môi trường ẩm, thiếu khí còn kích thích các mầm bệnh như nấm, rầy phát triển hại cây.

Giá thể perlite hầu như không bị phân hủy, đồng nghĩa chất trồng này có thể tồn tại rất lâu. Bạn có thể trộn hỗn hợp cho đất trồng hoa hồng với công thức sau: 3 phần hỗn hợp đất trồng – 1 phần đá perlite. Chất trồng ở đây có thể các vật liệu phụ thuộc vào khu vực bạn sinh sống như mụn xơ dừa, trấu hun, phân trộn hữu cơ, peat moss,..

Với việc làm vườn tại nhà, việc tìm mua đầy đủ các giá thể có thể bất tiện đối với bạn. Vì thế, hãy cân nhắc việc chọn mua đất trồng hoa hồng trộn sẵn. Đây là những sản phẩm đã được nghiên cứu và phối trộn với liều lượng thích hợp cho cây.

5/ Nên trồng hoa hồng trong chậu với đá perlite như thế nào?

Chọn chậu trồng

Các chậu trồng có thể có bất kỳ hình dạng nào, tròn hoặc lục giác. Miễn là chúng có chiều ngang không dưới 18 inch và độ sâu 14 inch để rễ có không gian phát triển. Sử dụng chậu nhựa, chậu đất sét, chậu đất nung, chậu gốm, kim loại hoặc chậu gỗ. Tất cả những gì cây là lỗ thoát nước dưới đấy chậu. Như đã thảo luận ở trên, hồng không thể sống trong môi trường ngập úng.

Tất cả các loại hoa hồng cần ít nhất sáu giờ nắng mỗi ngày; lý tưởng nhất là đặt hoa hồng ở nơi chúng nhận được ánh nắng đúng nhu cầu. Nếu cây nhận được ánh nắng không đều và bắt đầu mọc theo một hướng tiếp cận ánh sáng, hãy xoay chúng thường xuyên để cây phát triển thẳng.

Chăm sóc 

Hoa hồng trong chậu có thể sẽ cần nhiều nước hơn hoa hồng cùng loại dưới đất. Không kể đến việc các mặt của chậu đều phải chịu nắng và gió khiến đất mau khô hơn. Việc trồng chậu cũng đồng nghĩa cây không thể tiếp cận với nguồn nước ngầm như khi trồng dưới đất. Vì thế, cần theo dõi cây cẩn thận và tưới nước khi giá thể bắt đầu khô. Tưới nước cho đến khi hơi ẩm chảy ra từ đáy chậu. Có thể bổ sung thêm một lớp phủ trên mặt chậu trồng để giữ ẩm và mát cho rễ cây. Chất phủ có này có thể là các chất độn hữu cơ như vỏ cây, đá perlite, rêu than bùn peat moss

Giá thể trồng cây cho chậu phải giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Vì phải tưới nước thường xuyên nên cũng phải bón phân thường xuyên cho cây hoa hồng.

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm trước khi quyết định trồng hoa hồng trong chậu với giá thể đá perlite. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ bài viết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *