Đất cũ trong chậu hoa hồng của bạn đã trở nên cạn kiệt dinh dưỡng, cây trở nên cằn cỗi và kém phát triển. Đừng lo lắng! Chỉ cần thay đất mới cho hoa là được. Việc thay đất cho cây hoa hồng tuy không quá phức tạp, nhưng cũng cần một số chú ý nhất định. Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể các bước để bạn thay đất, thay chậu cho cây, đồng thời là các chuẩn bị đất trồng mới và chăm sóc cây sau khi thay.
Bước 1: Tưới nước kỹ lưỡng cho cây hoa hồng trong vài ngày trước khi thay đất
Trong quá trình chuyển môi trường sống, rễ cây có thể gặp nhiều tổn thương. Hoặc những biến đổi về sinh lý khi gặp điều kiện môi trường bất lợi. Những tổn thương ấy sẽ ảnh hưởng đến khả năng hút nước của rễ. Vì vậy tốt nhất trước khi thay chậu, hãy tưới nước kỹ cho cây trước một vài ngày. Cây sẽ tích trữ và sử dụng lượng nước đó vào khoảng thời gian rễ thích nghi với môi trường mới.
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng hoa hồng mới
Đất trồng là nhân tố quan trọng trong khi thay đất cho cây. Hãy chuẩn bị một bầu đất mới, giàu dinh dưỡng thay vì sử dụng lại đất cũ.
Bạn có thể tự trộn đất tại nhà theo công thức gồm đất 3 phần đất bazan, 2 phần đất hữu cơ, 2 phần trấu hun, 1 phần xỉ than, và 1 phần phân bò vi sinh và men vi sinh. Đơn giản hơn, bạn có thể tìm mua đất trồng hoa hồng trộn sẵn từ các thương hiệu uy tín trên thị trường để đỡ mất công tìm mua và xử lý nguyên vật liệu.
Giới thiệu sản phẩm
Đất trồng Hoa hồng từ thương hiệu Tropical premium được trộn theo công thức tối ưu cho hoa hồng từ đất bazan, mùn hữu cơ và Phân bò hữu cơ vi sinh để tạo nền hữu cơ cho đất, kết hợp với dinh dưỡng từ và khoáng chất từ than bùn, phân ruồi lính đen BSF. Sản phẩm cũng được bổ sung men vi sinh để hạn chế các mầm bệnh hại cây và đá Perlite, Pumice giúp tăng độ thông thoáng, khả năng thoát nước cho đất.
Khi sử dụng sản phẩm Đất trồng hoa hồng trộn sẵn của Tropical, bạn có thể không cần phải thêm phân bón, dưỡng chất trong suốt 4-6 tháng!
Bước 3 Tỉa cho cây hoa hồng
Việc cắt tỉa đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cây hoa hồng hơn bạn nghĩ :
- Chúng giúp cây gọn gàng hơn, giúp bạn thuận tiện hơn khi chuyển chậu. Và cắt tỉa cũng sẽ giúp cây hạn chế tổn thương
- Tỉa bỏ các cành già, cành sâu bệnh nhằm hạn chế mầm bệnh phát triển và lây lan
- Bên cạnh đó, việc loại bỏ các cành tăm, cành già, khô hay sâu bệnh cũng giúp cây nhanh chóng bật được những mầm mới. Và cây đủ sức để nuôi thân, lá và ra nhiều hoa.
- Giúp cây ít tiêu hao năng lượng hơn khi bộ rễ đang thích nghi với môi trường mới.
Bước 4 & 5: Nhẹ nhàng lấy cây hoa hồng khỏi vị trí cũ & Trồng lại vào vị trí mới
Đối với hoa hồng trồng đất:
- Đào nhẹ một vòng tròn cách thân của bụi hoa hồng khoảng 20-30 cm. .Tiếp tục đào xuống cho đến khi có thể dễ dàng trượt xẻng xuống dưới bóng rễ. Cẩn thận nhấc cây ra, lấy càng nhiều đất bám vào rễ càng tốt.
- Đào một hố lớn, rộng hơn đường kính hiện tại của cây hiện tại ít nhất 20cm, tiếp tục đào sâu để có thể đặt vừa cây hoa hồng vào. Sau đó lấp đầy hố đất.
Đối với hoa hồng trồng chậu:
- Dùng bay hoặc xẻng nhỏ để đào nhẹ từ xung viền chậu. Đặt chậu nằm ngang để dễ dàng kéo cả bầu đất và rễ ra. Vì cây trồng chậu thường có hiện tượng rễ bị quấn và kết khá chặt, có thể gỡ bỏ một ít đất cũ để giải phóng rễ, cắt bỏ một số rễ già, đã chết cho thoáng.
- Trường hợp cây ở trong chậu nhựa giá rẻ và đã cũ, bạn có thể dùng kéo cắt bỏ chậu đi.
- Nếu có sỏi hay than tổ ong bạn nên rải một lớp vào đáy chậu giúp cây thoát nước tốt hơn. Cho đất vào ⅓ chậu rồi mới tiếp tục cho bầu đất và cây vào. Tiến hành lấp đầy đất.
Bước 6: Chăm sóc sau khi thay đất cho cây hoa hồng
- Tưới nước thật đẫm cho cây sau khi thay đất xong. Có thể bổ sung dinh dưỡng vitamin B1 dạng lỏng để kích thích sự phát triển của rễ.
- Lưu ý: Khi mới thay chậu, rễ cây còn yếu, bạn không nên bón trực tiếp phân NPK hoặc phân dạng viên (granular fertilizer), phân tan chậm cho rễ. Chúng có thể gây cháy rễ. Thay vào đó, phân dạng lỏng (liquid fertilizer) là lựa chọn tốt hơn vì chúng dễ dàng hấp thu và dễ dàng kiểm soát lượng sử dụng hơn.