Lộc vừng được biết đến là một loài cây bóng mát có ý nghĩa phong thủy tốt. Việc bứng cây dù đúng hay sai cách đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến cây trồng. Trong quá trình chăm sóc cây Lộc vừng mới bứng bạn cần lưu ý những điều gì?
Những lưu ý khi bứng cây Lộc Vừng
Để có cây Lộc Vừng ít bị mất rể và mất sức sau khi bứng. Bạn cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình bứng cây lộc vừng của mình.
- Hướng cây mọc
- Cắt tỉa
- Cách cắt rể
Hướng cây mọc
Cần chú ý đến hướng cây mọc. Mặt nào, nhánh nào của cây mọc ở hướng Đông. Và mặt nào của cây ở hướng Tây. Điều này sẽ giúp cây giữ được từ trường có trong cây. Khi bứng quá nhiều cây, bạn có thể đánh dấu trên thân để thực hiện dễ dàng hơn. Việc làm này giúp cây mau ổn định, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây.
Cắt tỉa
Trước khi bứng cây cần cắt bỏ các đọt non, cành non. Các cành tăm, cành khuất tán, cành nửa già nửa non. Lặt bỏ 2/3 lá trên cây. Nhằm giúp cây giảm thiếu tối đa lượng nước bốc hơi. Đồng thời di chuyển sẽ dễ dàng hơn.
Cắt rễ
Cây Lộc Vừng là một loài cây thuộc nhóm dễ trồng và dễ sống. Dù cây chỉ có một ít rễ thì tỉ lệ sống khá cao. Trước khi bứng cần định hình trước chỗ trồng tiếp theo của cây để chừa rễ cho thích hợp. Cắt rễ một cách bằng những dụng cụ bén tránh gây dập hay làm rễ bị bấy.
Cách trồng và chăm sóc cây Lộc vừng mới bứng
Cách trồng cây Lộc vừng
Những cây Lộc vừng mua tại nhà vườn đều sẽ được đánh bầu và có bộ rễ sẵn. Khi này, chỉ cần trồng cây vào vị trí mong muốn. Những cây to cao, cần chóng cọc để giữ vững. Đối với cây lộc vừng như thế nào, thì việc chăm sóc chúng khá dễ dàng. Bạn có thể tham khảo bài viết: Cách chăm sóc cây lộc vừng để nắm rõ hơn. Còn đối với những cây lộc vừng bứng thì như thế nào?
Gốc lộc vừng có rễ
Cây Lộc vừng rất dễ sống. Đối với những cây lộc vừng sau khi bứng có một ít rễ thì tỷ lệ sống tương đối cao. Nếu muốn cây tốt hơn, bạn có thể tưới thêm chất kích thích ra rễ. Với những cây lớn cao cần giữ cây chắc chắn, đóng trụ giữ cây mới trồng được cố định. Để cây không bị gió làm lung lay tránh làm dập hư rễ mới.
Gốc lộc vừng không rễ
Đối với gốc lộc vừng không rễ, ngâm gốc với dung dịch kích thích ra rễ trong vòng 10 phút. Cắt vát gốc để tăng thêm diện tích tiếp xúc để tiếp xúc với chất trồng nhiều hơn. Để cây ra rễ nhanh giá thể trồng là cát hay sơ dừa. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng đất để giâm.
Sau khi trồng, tưới nước cho chất trồng khít vào gốc của cây lộc vừng. Sau đó, sử dụng thuốc kích thích vừa ngâm tưới đều lên gốc. Muốn gốc bật chồi nhanh, sử dụng túi ni long phủ hết cả chậu. Nếu không có túi ni long, có thể sử dụng vải ẩm bọc toàn bộ cây. Rồi để chỗ thoáng mát. Khoảng 3-4 tuần sau cây sẽ bật mầm.
Cách chăm sóc cây Lộc vừng mới bứng
Chọn chậu và vị trí trồng
Những gốc lộc vừng trồng chậu cần chọn chậu có lỗ thoát nước. Lộc vừng rất thích các vừng đất ẩm ven sông hồ. Nhưng không có nghĩa là nó chịu được úng. Khi trồng sân vườn, không chọn những nơi thấp trũng để trồng cây. Vào mùa mưa , nước không thoát đươc. Cây rất dễ bị ngập nước gây úng.
Ánh sáng
Đối với những cây mới bứng chưa có bộ rễ hoàn chỉnh. Cần đặt ở nới râm mát. Ánh sáng khỏang 50% là vừa. Tránh cây hứng ánh nắng trực tiếp hay quá thiếu sáng. Khi thấy cây nhú chồi non và bắt đầu ra lá mới thì di chuyển cây ra vị trị nhiều nắng hơn để cây phát triển.
Nước và độ ẩm
Nước và độ ẩm là yếu tố quan trọng giúp cây mau chóng ra rễ và bật mầm. Cần tưới nước cho cây mỗi ngày và đảm bảo cây luôn được giữ ẫm. Gốc không được để khô hay ngập trong nước. Tỷ lệ sống của gốc sẽ giảm.
Phân bón
Đối với cây mới bứng hay mới thay bầu đều không được bón phân. Lúc này rễ cây bị tổn thương hoặc không có rễ, việc bón phân sẽ làm rễ cây bị sốc và chết. Khi cây chưa ra lá mới thì không được bón phân. Không nên dùng bất kỳ loài phân bón nào ngoài thuốc kích thích ra rễ.