Để nói về loại cây có tác dụng thanh lọc không khí tốt nhất thì phải kể đến cây Lưỡi hổ. Thật bất ngờ vì chúng có khả năng hấp thụ được 107 loại độc tố và các chất gây ung thư tiềm ẩn. Đúng như cái tên, cây Lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh dũng mãnh của Chúa sơn lâm nên có ý nghĩa phong thủy chống tà ma, xua đuổi những thứ xui xẻo. Với vẻ đẹp trang nhã, cứng cáp mà lại không tốn nhiều thời gian và công sức để chăm sóc. Nếu như biết cách chọn đất và các loại giá thể trồng cây Lưỡi hổ tốt thì cây có thể sống rất bền lâu, xanh quanh năm mà không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.
Yêu cầu về giá thể trồng cây Lưỡi hổ
Nằm trong hàng ngũ các loại cây dễ trồng dễ chăm, cây Lưỡi hổ không có nhiều nhu cầu về đất, ánh sáng, nước tưới. Cây có thể sống trong điều kiện thiếu thốn mà vẫn xanh tốt quanh năm. Bởi vì nguồn gốc cây Lưỡi hổ nằm ở vùng sa mạc, vùng nhiệt đới nên chúng có sức sống mãnh liệt giống như cây Xương rồng. Lá của chúng rất dày, mọng nước nên có thể thích nghi trong môi trường khô hạn.
Cây Lưỡi hổ phát triển trong đất thoát nước tốt và giàu chất dinh dưỡng. Vì những cây này ưa đất khô nên chúng ta cần các loại giá thể thoát nước tốt. Chọn các loại giá thể giúp thoát nước, thoáng khí, giàu dinh dưỡng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của Lưỡi hổ. Bản thân cây Lưỡi hổ là loài mọng nước nên không cần nước nhiều. Nếu trồng trong đất ẩm, ngập úng sẽ không tốt cho cây Lưỡi hổ. Tốt nhất nên trộn đất với các loại giá thể như đá bọt, vỏ thông, xơ dừa, phân chuồng. Mỗi loại giá thể có có ưu điểm cho cây phát triển tốt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!
Những thành phần nên thêm vào giá thể trồng cây Lưỡi hổ
Đá Perlite (đá trân châu)
Đá Perlite là loại giá thể được sử dụng nhiều trong làm vườn, trồng cây. Chúng có đặc điểm là những hạt đá màu trắng, nhỏ và xốp thường được trộn chung vào đất. Đá Perlite là một loại thủy tinh núi lửa vô định hình, được khai thác và nghiền nhỏ. Sau đó được nung nóng ở nhiệt độ cao 900 độ C. Ưu điểm của loại giá thể này là độ pH trung tính, giữ nước và dinh dưỡng cho cây. Trộn đá trân châu làm giá thể sẽ giúp đất tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Với khả năng thoát nước tốt nên đá Perlite thường được sử dụng để trồng cây mọng nước như Lưỡi hổ, Xương rồng. Ngoài ra loại giá thể này còn giữ được độ ẩm nhất định mà không làm úng nước cho cây.
Công thức tốt nhất để sử dụng đá trân châu trồng cây là 3 phần đất sạch, 2 phần đất thô và 1 phần đá Perlite. Trộn đều hỗn hợp lại với nhau rồi đem đi trồng cây. Công thức trộn giá thể này có thể sử dụng cho Sen đá, Lưỡi hổ và Xương rồng rất tốt.
Xơ dừa trồng cây
Xơ dừa là thành phần của vỏ trái dừa, là giá thể được sử dụng rộng rãi để trồng cây. Loại giá thể này có công dụng làm đất tơi xốp, chứa nhiều dinh dưỡng cho cây. Chỉ nên sử dụng 1 phần xơ dừa để làm giá thể cho Lưỡi hổ. Vì xơ dừa có tác dụng giữ ẩm nên dùng nhiều sẽ trữ nước cho cây. Với ưu điểm bền, giàu dinh dưỡng và an toàn nên thích hợp để sử dụng làm giá thể. Xơ dừa cũng rất dễ tìm mua trên thị trường cây cảnh với mức giá hợp lý. Hoặc mọi người có thể tự ủ xơ dừa tại nhà.
Trấu hun
Đây cũng là một giá thể tốt góp phần làm đất tơi xốp, thoáng khí. Giá thể trấu hun còn được gọi là Biochar, được sản xuất qua quá trình đốt trấu sống trong môi trường yếm khí. Giàu chất hữu cơ, giúp đất thoáng khí, tơi xốp nên đây là giá thể phù hợp cho cây Lưỡi hổ. Trấu hun đảm bảo được độ thoáng khí, sạch mầm bệnh và thoát nước tốt cho cây trồng.
Xỉ than
Vì Lưỡi hổ yêu cầu hỗn hợp đất thông thoáng nên có thể sử dụng xỉ than để làm giá thể. Đây là những chất vô cơ còn sót lại khi than tổ ông cháy hết. Xỉ than tuy không có dinh dưỡng nhưng có khả năng thoát nước tốt, giúp rễ phát triển tốt. Giá thể có đặc tính xốp, nhẹ nên thích hợp cho Lưỡi hổ. Nếu sử dụng loại giá thể này thì có thể kết hợp với phân hữu cơ để tăng cường dinh dưỡng cho đất. Kết hợp xỉ than với trấu hun, đá perlite… để tăng hiệu quả trồng cây.
Các thành phần giá thể không nên sử dụng cho cây Lưỡi hổ
Bên cạnh các loại giá thể kể trên thì có một số loại không phù hợp cho cây lưỡi hổ. Đó chính là đá Vermiculite và rêu than bùn. Đá Vermiculite có khả năng hút nước cao trong khi Lưỡi hổ cần môi trường thông thoáng và khô. Còn rêu than bùn là giá thể tốt cho mọi loại cây nhưng không tốt cho Lưỡi hổ. Vì Lưỡi hổ sống trong đất kiềm còn rêu than bùn lại có tính axit cao. Vì vậy nếu trồng Lưỡi hổ thì không nên sử dụng 2 loại giá thể này.
Sau khi đã tìm hiểu về những thành phần nên và không nên sử dụng để trồng lưỡi hổ, chúng ta hãy cùng tham khảo công thức sau đây để trộn giá thể trồng lưỡi hổ.
Công thức trộn giá thể trồng lưỡi hổ
- 3 phần đất sạch trồng chậu
- 1 phần phân trùn quế hoặc phân bò hữu cơ vi sinh
- 3 phần trấu hun nguyên cánh hoặc đá perlite/ pumice
- 2 phần mụn xơ dừa
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giá thể trồng kiểng lá trộn sẵn Tropical Premium để trồng cây lưỡi hổ. Đây cũng là loại giá thể có tính thoát nước cao nhờ đá pumice, perlite và mảnh dừa coco chip. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung vỏ thông, là một thành phần chống nấm tuyệt vời cực kỳ tốt cho lưỡi hổ.